Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cần có những biện pháp phòng tránh và thích ứng với biến đổi khí hậu là để nhằm sớm phòng tránh các hiểm hoạ của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
C1: Vì sao pk sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên có số lượng giới hạn \(\rightarrow\) không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của con người chúng ta
C2: Thế nào là biến đổi khí hậu? Trình bày các nguyên nhân, biểu hiện gây biến đổi khí hậu.
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người
- Nguyên nhân:
+ Đốt nhiên liệu hóa thạch
+ Khói bụi thải từ các nhà máy công nghiệp
+ Khai thác rừng bữa bãi
+ Khói bụi thải từ các phương tiện giao thông
- Biểu hiện:
+ Lượng nước tăng giảm thất thường
+ Nhiệt độ trung bình cao
+ Nhiều nơi xuất hiện hạn hán
C3: Hiệu ứng nhà kính là gì? Các nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là gì?
- Hiệu ứng là nhà kính là hiện tượng làm cho không khí của Trái Đất nóng lên
- Nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là khí CO2
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. ... Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
Những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Em cần phải:
Cập nhật thông tin về BĐKH
Hãy tìm hiểu về những chính sách, kế hoạch ứng phó với BĐKH của Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những thông tin này rất quan trọng và cần thiết, giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về BĐKH, về công tác ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, việc nắm những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở để thuyết phục những người khác cùng thực hiện tốt hơn.
Hãy thay đổi:
Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông… Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình.
Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp phần giảm nhẹ BĐKH. Ví dụ:Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.+ Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26OC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Giảm lượng rác thải nhà bếp: Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể. 1 kg rác đem chôn lấp sẽ sản sinh khoảng 2 kg khí mêtan.Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5 kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
Khi mua sắm:
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.
Tại cộng đồng:
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ
+ Xanh hóa nghề nghiệp: Hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ…
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Biến đổi khí hậu. là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Tham khảo:
Cùng với nhu cầu phát triển, sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao của con người hiện đại kéo theo rất nhiều các vấn đề nguy hiểm đối với môi trường sống. Một trong những hệ lụy nguy hiểm ấy là nguy cơ biến đổi khí hậu mà hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở vẫn luôn nhắc tới.
Biến đổi khí hậu là gì? Chính là sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ khác thường so với tự nhiên, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, gây nên băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, động đất xuất hiện ngày càng nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng cao hơn . Nhìn đến thành phố Hồ chí minh , khi mỗi lúc trời mưa hay đến khi chiều về, cả thành phố lại chìm trong biển nước vì hiện tượng thủy triều lên. Đây là một minh chứng cụ thể cho vấn nạn biến đổi khí hậu ở nước ta.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cư trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozon của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bị phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
Hiện trạng này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và thiên nhiên.. Khi hệ sinh thái bị mất cân bằng, số lượng rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng cao làm tăng nguy cơ xói mòn, động đất sẽ gây nên cái chết của hàng trăm nghìn loài động vật và con người. Những vụ sóng thần ở Nhật bản, hay gần đây nhất là vụ lũ lụt ở Yên Bái đã cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, hoa màu của con người. Nó còn kéo theo các bệnh dịch nguy hiểm, có những căn bệnh con người chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa trị. Rồi khi nhiệt độ không khí tăng cao, nóng bức ở cực Nam, cướp đi các tảng băng lớn của các chú gấu Nam cực, trong khi mùa đông ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người càng trở nên khó khăn hơn.
Hiện tượng cá chết trắng cả mặt biển, hay con người Bắc Kinh khi đi ra đường đều phải đeo mặt nạ khí Oxy vì không khí quá bẩn là những hệ quả bị gây nên từ biến đổi khí hậu. Gần đây, số lượng người bị căn bệnh ung thư tăng lên chóng mặt chỉ vì bị nhiễm chì, nhiễm bẩn từ nguồn nước.
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ bây giờ. Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, ngăn cấm chặt phá rừng đầu nguồn cần được triển khai nhanh chóng. Trừng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp săn bắn động vật trái phép, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. Hiện nay, các nước tiên tiến đang tập trung sử dụng và phát triển nguồn năng lượng từ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên , khoáng sản cũng là một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để cải thiện, bảo vệ môi trường sống.
Vì một trái đất luôn xanh - sạch - đẹp, là nguồn sống của chúng ta và biết bao thế hệ mai sau, tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà Trái đất này.
* hơi dài nên ráng đọc nhe
#TK
Tác động của biến đổi khí hậu lên rừng ở Việt Nam:
+ Làm cho rừng ở nước ta bị tàn phá nặng nề
+ Làm cho độ che phủ của rừng bị giảm
+ Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa hệ sinh thái rừng Ngập mặn và rừng Tràm
+ Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng
+ Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng gây ra hạn hán từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là trồng rừng
+ Rừng bị tàn phá nặng nề dẫn đến thường xuyên xảy ra lũ lụt, sạt lở đất và 1 số hiện tượng thiên tai khác
trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, rừng – HST có ĐDSH cao nhất bị suy thoái trầm trọng. Diện tích rừng giảm rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng (giảm 80% diện tích) do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch. Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước trong khu vực).
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH), suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy…
Những vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và hơn thế nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay trên toàn thế giới.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế – xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông – lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
. Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ lụt, hạn hán ở địa phương em. ... Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng người dân ở địa phương em
Đối với những câu hỏi như thế này cần làm báo cáo chi tiết. Ví dụ tên địa phương, sự biến đổi khí hậu diễn ra như thế nào và trong khoảng thời gian bao nhiêu năm. sau khi biến đổi khí hậu địa phương có những thay đổi như thế nào? Nguyên nhân,... Có thể nêu lên một số thiên tai thực tế. Cách khắc phục.
1: Vì biến đổi khí hậu là một điều tất nhiên, không ai có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra nên ta phải thích ứng với nó!
2: Bởi biến đổi khí hậu là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế – xã hội . Không thích ứng được với nó chúng ta sẽ không thể biến được cách phòng tránh, cũng như đối phó vs nó mà nó lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.