Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân
- Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lãnh, đi phu xây đắp Vạn Lý Trường Thành, cung A Phòng, Lăng Li Sơn nên bị nhân dân nổi dậy lật đổ
- Những đóng góp của Tần Thủy Hoàng : Ban hành chế độ đo lường, thống nhất tiền tệ, mở rộng lãnh thổ về phía nam và phía bắc.
Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
-thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện công cụ bằng sắt.
-nhờ có kĩ thuật canh tiết mới:
+giao thông phát triển , thủy lợi thuận lợi.
+diện tích gieo trồng tăng.
+xã hội có sự biến đổi → giai cấp địa chủ xuất hiện.
+nông dân bị phân hóa → quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Khi Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ là muốn khẳng định mở đầu chế độ phong kiến của Việt Nam. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, đúc tiền, khẳng định nền độc lập, ý thức giữ gìn bờ cõi non sông. Vua Lê Hoàn còn chủ động đánh giặc Tống xâm lược, để khẳng định thêm ý thức giữ gìn, bảo vệ đất nước, đây là một bước tiến mới trong khả năng bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
vì Sao chế độ Phong kiến thế giới lại sụp đổ
do sự phát triển của thương nghiệp nên cần có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài và tìm kiếm nguyên liệu
S2 cách tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Ngô và Đinh
- Bộ máy nhà Ngô : Nhà nước quân chủ thời Ngô còn đơn giản, chưa chặt chẽ lắm, vua đứng đầu có các quan giúp việc rồi đến thứ sử các châu
- Bộ máy nhà Đinh: - Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội…Nhưng vẫn chưa chặt chẽ lắm
Diễn biến:
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.
Vì sao cuộc kháng chiến chủa nhà Tống thắng lợi
* Nguyên nhân chống Tống thắng lợi:
- - Do ý chí độc lập tự chủ của đoàn thể nhân dân Đại Việt
- - Do sức mạng đoàn kết to lớn của dân tộc
- - Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- - Do công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.
-
Nêu sự thành lập của nhà Lý. Tại sao nhà lại đô về Thăng Long
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Lời giải:
Sở dĩ chế độ phong kiến lại tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây là do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông như ở phương Tây:
- Ở phương Đông nền kinh tế tiểu nông, đóng kín trong các công xã nông thôn với kĩ thuật canh tác lạc hậu đã không tạo ra điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến vẫn được bảo lưu chính là cơ sở cho sự tồn tại vững chắc của chế độ phong kiến ở phương Đông
- Ở phương Tây thành thị trung đại ra đời và phát triển đã phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp trong các lãnh địa phong kiến, chủ nghĩa tư bản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến đã đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay được phương Tây gọi Cuộc cách mạng năm 1989(cũng được gọi là Mùa thu của Cộng sản, Sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa, Các cuộc cách mạng ở Đông Âu và Mùa thu của Quốc gia [2]) là sự sụp đổ của các nhà nước cộng sản theo mô hình kế hoạch hóa của Liên Xô ở Đông Âu.
Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989,[3][4] và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và România. Một đặc tính phổ biến cho hầu hết các cuộc cách mạng này là việc sử dụng rộng rãi các chiến dịch của lực lượng đối lập chống lại chế độ độc đảng và góp phần gây áp lực với sự thay đổi [5]. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa của mình bằng bạo lực [6]. Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của các sự thách thức dũng cảm trong những cuộc biểu tình đó đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới. Trong số các cuộc cách mạng chống Cộng nổi tiếng nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đã phục vụ như là cửa ngõ tượng trưng để thống nhất nước Đức vào năm 1990.
Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan. Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen. Sự sụp đổ của các nước cộng sản đã dẫn đến tuyên bố kết thúc của Chiến tranh Lạnh.