Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
1. Do trình độ phát triển công nghiệp Hoa Kì rất cao nên tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm cho người dân nên Hoa kì dễ dàng chuyển dịch kinh tế từ khu vực 1 và 2 sang khu vực 3. Nên khu vực 3 chiếm tỉ trọng lớn.
2. Do thu nhập của dân cao nên dịch vụ phát triển.
3. Do trình độ học vấn người dân cao nên họ lao động trí óc nhiều hơn.
4. Hạ tầng phụ vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại.
5. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mạnh vào cách lĩnh vực dịch vụ.
Câu 2: Vì mặc dù nước chiếm 75% bề mặt trái đất nhưng chủ yếu là nước mặn, không sử dụng được. Tài nguyên nước ngọt khan hiếm.
Trữ lượng nước ngọt lớn nhất ở 2 cực. Nhưng do nóng lên của trái đất, hiện tại băng tan ra dẫn đến nước ngọt giảm, nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu, Nhiều vùng bị thiếu nước ngọt trầm trọng => hoang mạc hóa.
a) Khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường vì:
- Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại
- Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển
- Cuộc sống của mỗi người có liên quan mật thiết với môi trường
- Cong người là một thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường
- Môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người sinh sống
b) Ở các nước đang phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau
- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên.
- Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
- Với những điều kiện đó đã làm cho cuộc sống của họ ngày càng đói khổ
- Để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ càn phải có những biện pháp cụ thể, kịp thời
- Muốn bảo vệ môi trường, không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo
c) Một số loài động vật ở nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít :
- Một số loài động vật hầu như đã bị tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước, …
- Một số loài có số lượng còn quá ít, nguy cơ tuyệt chủng:
+ Hổ, tế giác 1 sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng
+ Hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, công, trĩ, rùa
Chọn đáp án C
Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Chỉ số HDI nếu mình không nhầm đó là chỉ số phát triển con người.
Ở những nước giàu thì do y tế phát triển nên tuổi thọ con người cao hơn.
Ở các nước nghèo do đói nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, xung đột nên tuổi thọ giảm rất nhiều.
– Chỉ số GNI/ người và HDI của Nhật Bản (nước phát triển):
+ GNI/người của Nhật Bản năm 2020 là: 42.460 USD
+ HDI của Nhật Bản năm 2021 là: 0,925
– Chỉ số GNI/ người và HDI của Việt Nam (nước đang phát triển):
+ GNI/người của Việt Nam năm 2020 là: 8.200 USD
+ HDI của Việt Nam năm 2021 là: 0,703
Các nước EU phát triển các liên kết vùng vì :
- Mỗi nước tận dụng được những lợi thế riêng của mình trong phát triển chung.
- Các nước tận dụng được lợi thế của nước khác để cùng phát triển.Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là quan trọng nhất, vì:
- Đây là mối quan hệ đa dạng nhất, tận dụng được lợi thế của hai nhóm nước, xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân mỗi nhóm nước để tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Các nước đang phát triển cần: vốn, khoa học kĩ thuật và công nghệ (có thể phân tích thêm)
- Các nước phát triển cần: nguyên liệu (nông sản, tài nguyên thiên nhiên), lao động, thị trường…
Tham khảo:
– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.
Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.