">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2016

Thảo luận 1

Trồng cây chỉ cần mười năm thui nhưng trồng người lại đến cả trăm năm, thật ra thì câu nói đó nhấn mạnh đến việc trồng "người" khó hơn trồng bất cứ cái gì ^^ ! Bởi dzậy nuôi dạy 1 con người,1 thế hệ, 1 dân tộc đâu phải là chiện đơn giản, phải cần rất nhiều thời gian và công sức mới phát triển được 1 cách toàn diện được ^^ !

Thảo luận 2

Bác kêu gọi sống với cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Có như vậy thì ta mới bỏ ra hàng trăm năm "trồng" người được. Nếu không như vậy, tại sao Bác lại đặt "trồng cây" lên hàng đầu ? Nếu không như vậy, môi trường sống không còn thì một năm "trồng người" cũng không xong nữa là ...!

Thảo luận 3

Theo tôi hiểu thì Bác dùng hai vế câu này để tạo ra sự so sánh. Ý của vế thứ nhất (vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây) làm nổi bật lên ý của vế thứ hai (vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người). Nghĩa là để có được lợi ích lâu dài và bền vững thì phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. Vì con người vừa là nhân tố và vừa là động lực của sự phát triển.

Thảo luận 4

Vế 1 ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người phải trồng cayy gây rừnng để bảo vệ môi trường của mình cũng là tự bảo vệ mình... Vế 2: ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học, nó phải học lâu dài, không phải một ngày là được kết quả. "...dân tộc Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ ở công học tập của các cháu, mong sao, sau này các cháu góp công xây dựng nước nhà..." (trích thư gởi các cháu nhân ngày tựu trường của Chủ Tích Hồ Chí Minh)

15 tháng 3 2016

Phân tích như sau: mười năm => thời gian ngắn 

trăm năm => thời gian dài

trồng cây => kinh tế

trồng người => sự nghiệp giáo dục

Vậy câu này có ý nghĩa là: Muốn đất nước phát triển phải đặt sự nghiệp lên hàng đầu.

7 tháng 3 2017

a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.

- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.

+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.

b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.

- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):

+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.

+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác dinh.

c) Phép hoán dụ: áo chàm.

- Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):

+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.

+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.

d) Phép hoán dụ: trái đất.

- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất. +

Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.

19 tháng 3 2016

lên google tra đi

10 tháng 5 2017

Vì tài sản của nhà nước cũng là tài sản của toàn dân nên bảo vệ tài sản của nhà nước cũng là bảo vệ tài sản của chính chúng ta. Có lẽ vậy, mình cũng ko chắc cho lắm!

14 tháng 3 2016

Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương có ý nghĩa gì trong câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương"?

Thảo luận 1

Thứ nhất: đây là kết thúc có hâu của câu chuyện vì Vũ Nương không chết mà được sống sung sướng và cuối cùng cũng được minh oan. Thứ hai: qua đây thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ nói riêng và của người dân nói chung; thái độ công bằng và trân trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Thứ ba: Đây đồng thời cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta thời đó về những cái kết có hậu cho người tốt và về một xã hội tốt đẹp hơn. Thứ tư: Vũ Nương tuy trở về nhưng không ở lại. Chi tiết này có ý nghĩa nàng muốn đoạn tuyệt với cái thế giới đầy những bất công, phi lí, nàng không còn gì để trong mong ở cuộc sống đó và người chồng đó. Thứ năm: Trương Sinh tuy gặp lại Vũ Nương nhưng cũng không một lời giữ nàng ở lại. Đó cũng thể hiện phần nào bản chất của hắn. Nói chung đây là một câu chuyện có giá trị hiện thực cao, phê phán những hủ tục còn tồn tại. Đây cũng là đề tài thường thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ.

Thảo luận 2

- Đó là sự sáng tạo của tác giả (Trong truyện cổ không có chi tiết này) -Tô đậm màu sắc kì ảo của truyện ( người chết sống lại ...) . Giá trị nhân đạo của tác phẩm Tạm thế thôi nhé

11 tháng 12 2017

In

14 tháng 3 2016

Sau khi ra tù, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? mục đích của Chí là gì? điều này có ý nghĩa gì?

Thảo luận 1

Trong đoạn trích của sách ngữ văn sau khi ra tù Chí đến nhà Bá Kiến 3 lần: 1.Chí đến rạch mặt ăn vạ,mục đích chỉ muốn trả thù kẻ đẩy mình vào tù cũng chình là lúc bắt đầu cuộc đời con quỷ của làng Vũ Đại bị mọi người ko công nhận làm người . 2.Đến mục đích chính để xin tiền BK vì Chí bị mọi người khinh và Chí chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ nên fải xin tiền BK và đc BK cho đi sang nhà đội Tảo đòi tiền may mà đội Tảo bị ốm nếu ko đã chắc chắn sẽ có xô sát,thấy vậy CP tự đăc "Anh hùng làng này *** đứa nào bằng tao!" 3.sau khi nảy sinh tình cảm với TN ý nghĩ muốn làm người bùng lên trong đầu CP nên CP đã cầm dao sang nhà BK để đòi quyền làm người đòi lương thiện. Theo sự hiểu biết của mình là vậy.Chúc bạn hok tốt nha!

Thảo luận 2

Ba lần. - ở tù về hôm trước, hôm sau Chí uống rượu say rồi đến nhà BK. Phản ứng chửi bới, căm tức tự phát của Chí đã bị BK xảo quyệt vô hiệu hóa, mua chuộc anh ta. - Lần hai Chí đến xin được đi ở tù. Điều này tưởng vô lí song đã phản ánh rõ cảnh ngộ của Chí. Bị trừng phạt bởi án tù đã xong, nhưng anh không tìm được kế sinh nhai. Họ lại tiếp tục bị đẩy đến bước đường cùng. BK lợi dụng Chí làm tay sai cho mình. - Lần thứ ba và cũng là lần cuối. Sau khi bị Thị Nở từ chối tình cảm của mình, con đường trở về làm người lương thiện bị đóng lại trước Chí. Anh bị xã hội đương thời cự tuyệt quyền làm người. Chí đến nhà BK để đòi lương thiện. Chí giết BK rồi tự sát. Đây là lúc Chí bộc lộ sự tự ý thức của mình sau bao năm tháng mê muội của kiếp quỷ dữ. Nhưng đó là con đường không lối thoát. Tp thể hiện ngòi bút nhân đạo của Nam Cao. Luôn xót xa trước những bi kịch của con người, khát khao sống cho ra kiếp con người mà ko có cơ hội.

Thảo luận 3

Hình như 2 lần chính thức và n hiều lần ăn vạ thì phải .Mục đích đến để xin tiền mua rượu,để được ăn uống vì nhà cụ Bá thường xuyên có đánh chén .Cũng như có câu ;mỡ có thơm ngon ruồi đậu đến ,ngày xưa chỉ coi trọng bữa ăn mà ,Chí lại không cha không mẹ,không nhà không cửa thì chẳng tìm đến miếng ăn đầu tiên là gì .Chả thế mà yêuNở cũng qua bát cháo hành, rạch mặt cũng từ cái chai rượ ,chết cũng vì ăn uống đó sao.

Thảo luận 4

chắc rủ đi nhậu...

14 tháng 3 2016

Thảo luận 1

Làm đối thủ mất cảnh giác, mất khả năng phòng thủ

Thảo luận 2

Bạn nên tìm trong mạng cuốn Binh Pháp Tôn Tử xem thì rõ ràng đầy đủ nhất.

Thảo luận 3

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: - Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động. 2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

Thảo luận 4

"dương đông kích tây"nói là đánh ở bên đông nhưng thực ra là đánh bên tây.Điều này làm cho quân bên tây không phong thủ lơ là rồi ta tấn công.còn "điệu hổ ly sơn "là ta dụ cho tên tướng ra ngoài rồi chiếm lấy địa bàn của chúng.

Thảo luận 5

đây là 2 kế trong 36 kế của tôn tử dương đông kích tây là đánh lạc hướng đối thủ hay còn gọi là tung hỏa mù và tập kích bất ngờ vào điểm yếu còn điệu hổ lí sơn là cách lừa đối thủ của mình ra khỏi nơi có lợi cho đích nhất và rơi vào bẫy của mình sắp sẵn

14 tháng 3 2016

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau : 


a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn : 


- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.


- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.


b. Ý nghĩa của việc trích dẫn: 


- Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là một lẽ phải không ai chối cãi được”, đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.


- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.


- Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để suy rộng ra” và phát triển thành quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 


- Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: nếu chúng âm mưu tái chiếm nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

23 tháng 4 2016

Bn hỏi gì thế?

23 tháng 4 2016

Câu hỏi đâu??? @@@

10 tháng 4 2016

-Học xong văn bản, em cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống hôm nay, em thấy ý nghĩa của cây tre còn lại rất ít với cuộc sống con người vì: 

+Do kinh tế phát triển nên người dân không còn làm nhà bằng tre, nứa như trước kia.

+Người dân chặt đi để lấy đất sinh hoạt

3 tháng 4 2016

*Đặc đIểm của sông ngòi:
- Sông ngòi nước ta dày đặc với 2360 con sông dàI trên 10 km vì vậy nếu đI dọc bờ biển từ Bắc vào Nam thì trung bình cứ 20 25 km lạI gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nước ta nhiều nước vì khí hậu nước ta mưa nhiều dẫn đến trữ lượng nước sônglớn đIển hình là trữ lượng nước của sông Cửu Long khoảng 505 tỉ m3 nước/năm, trữ lượng nước của sông Hồng khoảng 137 tỉ m3/ năm (tổng trữ lượng nước của sông ngòi nước ta khoảng 853 tỉ m3/năm).
- Sông ngòi nước ta nhiều phù sa với hàm lượng phù sa trung bình của sông Hồng khoảng 131 gam/m3, sông Cửu Long 200 gam/m3 cho nên tổng lượng phù sa của sông Hồng khoảng 80 triệu tấn/năm và của sông Cửu Long kà 1000 triệu tấn/năm.
- Sông ngòi nước ta hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển Đông.
- Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và theo mùa phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam:
+ Đối với sông ngòi miền Bắc và Nam Bộ thì mưa lũ bắt đầu từ T6 T9 và lũ cao nhất là T8, còn mùa cạn bắt đầu từ T11 T4 và cạn nhất vào T1.
+ Đối với sông ngòi miền Trung thì mưa lũ bắt đầu từ T9 T11, T12 và mùa cạn từ T11 T5 và cạn nhất là T3.
+ Mức nước giữa các sông ngòi nước ta cũng rất khác nhau trong đó mức nước của sông Hồng lớn nhất vào mùa lũ, thường gấp 10 lần so với mùa cạn. Đối với sông ngòi miền Trung lớn gấp 16, 17 lần so với mùa cạn. Đối với sông Cửu Long lớn nhất thường gấp 20 lần so vớimùa cạn.
- Nước ta có hàng ngàn sông lớn, nhỏ khác nhau nhưng điển hình có những sông chính sau đây:
+ ở miền Bắc có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông TháI Bình. Trong đó hệ thống sông Hồng gồm nhiều nhánh sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Trên sông Đà đã xây thuỷ điện Hoà Bình công suất 1920000 kW, trên sông Chảy đã xây thuỷ điện Thác Bà công suất 108000 kW. Hệ thống sôngThái Bình với nhiều nhánh sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...
+ Sông ngòi miền Trung gồm những sông chính sau: sông Mã (có nhánh là sông Chu đã xây thuỷ điện Bàn Thạch công suất 20000 kW); sông Cả, sông Gianh, sông Bến HảI, sông Cam Lộ, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng...các sông này đều ngắn và dốc, nước chảy rất xiết vào mùa mưa và ít nước vào mùa khô.
+ ở Nam Bộ cũng gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trong đó sông Đồng Nai gồm nhiều nhánh: sông Đa Nhim (đã xây thuỷ điện Đa Nhim công suất 160000 kW); sông La Ngà (đang xây thuỷ điện Hàm Thuận công suất 360000 kW); sông (đang xây thuỷ điện Thác Mơ công suất 150000 kW); sông Đồng Nai (xây thuỷ đIện Trị An công suất 400000 kW). Sông Cửu Long thực chất là 2 nhánh chính của sông Mê Kông có tên là Tiền Giang và Hậu Giang chảy trên đất Việt Nam. 2 nhánh này đổ ra biển Đông bằng 9 cửa những cửa đó có tên là: cửa Tiểu, cửa ĐạI, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cung Hầu, cửa Bát Sát, cửa Cổ Chiên, cửa Định An, cửa Tranh Đề.
*Những giá trị của sông ngòi với phát triển kinh tế, xã hội.
- Giá trị với N2:
+ Vì sông ngòi nước ta có trữ lượng nước lớn như nêu trên: 853 tỉ m3 chính đó là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển N2, đặc biệt nền N2 nước ta là nền N2 lúa nước: 1 ha lúa nước cần từ 15000 60000 m3/năm.
+ Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm S trồng trọt.
+ Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôI trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ: tôm, cá và trồng rong câu. Đồng thời sông ngòi cũng là nơI để vớt cá giống (cá bột) phục vụ cho mục đích nuôI thuỷ sản trong các hộ kinh tế gia đình.
+ Đối với phát triển N2 thì sông ngòi cũng gây không ít khó khăn đó là gây lụt, phá hoạI mùa màng.
- Giá trị với phát triển công nghiệp:
+ Sông ngòi nước ta vì chảy qua những vùng có độ dốc lớn nên tạo ra trữ lượng thuỷ điện rất lớn với tổng công suất thuỷ đIện của cả nước từ 20 30 triệu kW tương đương 260 – 270 tỉ kWh. Trong đó nguyên hệ thống sông Hồng đã chiếm 11 tr kW, sông Đà 6 tr kW (sông Hồng chiếm 37% tổng trữ năng thuỷ đIện của cả nước sông Đồng Nai chiếm 19%). Nhờ vậy mà sông ngòi nước ta cho phép xây dựng được nhiều nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn như đã nêu ở trên mà lớn nhất là thuỷ điện Hoà Bình.
+ Nước sông ngòi còn là 1 loạI nguyên liệu đặc biệt để phát triển công nghiệp vì bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần tới nước sông: để sản xuất 1 tấn gang cần 130 tấn nước, 1 tấn vảI 200 tấn nước và 1 tấn giấy 600 tấn nước... cho nên các nhà máy xí nghiệp đều phảI được xây dựng ở gần sông.
+ Sông ngòi hiện nay còn là địa bàn duy nhất để chứa chất thảI công nghiệp. Cần phảI xử lý chất thảI công nghiệp trước khi thảI vào sông.
+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn là: chuyển động nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường thiếu nước chạy máy thuỷ điện. Đồng thời cấu trúc địa chất dưới lòng sông phần lớn là bởi các đá bazơ (đá vôi...) rất dễ bị phong hoá đồng thời lạI có nhiều hang động ngầm... nên khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện, cầu cống thì phảI đầu tư lớn để xử lý nền móng để chống lún, sụt, rò rỉ.
- Đối với phát triển giao thông:
+ Trước hết sông ngòi nước ta không đóng băng nên ta có thể phát triển giao thông đường thuỷ quanh năm.
+ Vì hầu hết các sông lớn của ta đều chảy qua miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển nên tàu thuyền từ biển có thể vào sâu trong đất liền tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa đồng bằng ven biển với miền núi trung du (hiện nay tàu trọng tảI 1000 tấn có thể từ cảng HảI Phòng theo đường sông TháI Bình, sông Hồng lên tận Việt Trì, Hoà Bình.
+ Nước ta lạI có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoàI hoặc chảy qua nhiều nước rồi mới về ta như sông Hồng, sông Cửu Long... Vì vậy bằng đường sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi.
+ Hầu hết các sông của ta đều đổ ra biển Đông tạo thành nhiều cửa sông lớn, có độ sâu lớn điển hình: cửa sông SàI Gòn sâu từ 8 13 m. Nhờ vậy mà cho phép xây dựng được nhiều cảng sông, biển có công suất lớn điển hình: cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ...
+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và điển hình là chuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước không thuận lợi với phát triển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lạI phân hoá mạnh theo lòng sông trong đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giao thông.Còn sông đồng bằng lạI chảy uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dàI đường vận chuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều nguyên liệu.
+ Do sông ngòi chảy trên địa hình dốc nên tạo ra hiện tượng đào lòng mạnh mẽ gây ra nhiều thác ghềnh ở miền núi, trung du nhưng lạI gây ra hiện tượng bồi tích lắng đọng ở các vùng cửa sông bến cảng làm nông các cảng sông buộc ta phảI đầu ta nạo vét.
- Giá trị của sông ngòi với sinh hoạt của con người và môI trường:
+ Với sinh hoạt của con người nước sông ngòi rất cần đến đời sống con người trung bình 1 người/ngày cần khoảng 10 lít nước cho nên hầu hết các khu dân cư đông đúc, các thành phố đô thị đều phảI được xây dựng ở gần sông.
+ Đối với môI trường thì sông ngòi được coi là một hợp phần quan trọng của môI trường tự nhiên có chức năng điều tiết đồng hoá môI trường tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng có lợi cho đời sống con người.