K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2019
  • Kinh tế nhà nước
    • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
    • Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…
    • Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.
  • Kinh tế tập thể
    • Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
    • Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt
    • Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.
  • Kinh tế tư nhân
    • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
    • Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
    • Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế
  • Kinh tế tư bản Nhà nước
    • Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản.
    • Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…)
    • Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.
  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
    • Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.
    • Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng
    • Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.
31 tháng 3 2017

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

- Ví dụ:

Nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì đây là thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát triển kinh tế tư bản nhà nước còn là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Do vậy, phát triển kinh tế tư bản nhà nước là đòi hỏi khách quan, giữ vai trò là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

27 tháng 2 2019

   - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

   - Ví dụ:

   Nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì đây là thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát triển kinh tế tư bản nhà nước còn là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Do vậy, phát triển kinh tế tư bản nhà nước là đòi hỏi khách quan, giữ vai trò là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Thành phần kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

Vai trò và mối quan hệ giữa thành phần kinh tế tập thể với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; không giới hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.

18 tháng 3 2022

tham khảo

 

- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
- Kinh tế tư bản nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
* Kinh tế nhà nước:
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó được thể hiện nhu sau:

Một là, doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước, các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế và chấp hành pháp luật.
Hai là, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó mở đường, hướng dẫn hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. ã hội và chấp hành pháp luật.
* Kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phốitheo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tựphát triển cộng đồng.
+Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo; tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế tập thể phải trên cơ sởquan điểm toàn diện, cả kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên.

+Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất.
Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ hợp tác xã. chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và
* Kinh tế tư nhân:
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phầnquan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. "Kinh tế tư nhân có vai tròquan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế"1. Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ:
Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động.
ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước.
- Kinh tế tư bản tư nhân:
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao.
* Kinh tế tư bản nhà nước:
Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác liên doanh. Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng to lớn trong việc huy động vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân và phát triển kinh tế của đất nước. Thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại thành phần kinh tế này là rất cần thiết, cần phát triển mạnh mẽ nó trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao và phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo việc làm. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

30 tháng 6 2017

Đáp án: A