K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5

Hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn, được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh, thể hiện rõ các đặc điểm đa cực, lỏng lẻo, phiến diện và chứa đựng nhiều mâu thuẫn như sau:

Đa cực:

- Nhiều trung tâm quyền lực: Không chỉ có Mỹ và các đồng minh phương Tây, mà còn có sự trỗi dậy của các cường quốc khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, v.v. Các quốc gia này đều có ảnh hưởng và lợi ích riêng, tạo nên một hệ thống đa cực phức tạp.
- Cạnh tranh ảnh hưởng: Các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự, công nghệ, và ngoại giao. Điều này dẫn đến sự bất ổn và khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận và hợp tác quốc tế.
Lỏng lẻo:

- Thiếu cơ chế ràng buộc: Không có một tổ chức quốc tế nào đủ mạnh để điều phối và giải quyết các xung đột giữa các quốc gia. Liên Hợp Quốc, dù có vai trò quan trọng, vẫn bị hạn chế bởi quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.
- Các liên minh thay đổi: Các liên minh và quan hệ đối tác giữa các quốc gia không ổn định và dễ thay đổi tùy theo tình hình và lợi ích. Điều này làm cho hệ thống quốc tế trở nên khó dự đoán và khó kiểm soát.
Phiến diện:

- Ưu tiên lợi ích quốc gia: Các quốc gia thường ưu tiên lợi ích quốc gia của mình hơn lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Điều này dẫn đến sự thiếu hợp tác và khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố, và dịch bệnh.
- Tiêu chuẩn kép: Các cường quốc thường áp dụng tiêu chuẩn kép trong các vấn đề quốc tế, đánh giá và đối xử khác nhau với các quốc gia khác nhau tùy theo quan hệ và lợi ích. Điều này làm suy yếu lòng tin và sự công bằng trong hệ thống quốc tế.
Mâu thuẫn:

- Mỹ - Trung: Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại đến công nghệ và quân sự. Mâu thuẫn này ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
- Phương Tây - Nga: Mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga tiếp tục leo thang sau các sự kiện ở Ukraine và Crimea. Sự đối đầu này làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự.
- Các cuộc xung đột khu vực: Nhiều cuộc xung đột khu vực vẫn tiếp diễn như ở Trung Đông, Afghanistan, và bán đảo Triều Tiên. Các cuộc xung đột này không chỉ gây ra đau khổ cho người dân mà còn làm gia tăng bất ổn và nguy cơ lan rộng.

[GÓC CÂU HỎI HAY] Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc "bản đồ chính trị thế giới" sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới. B. Cục diện chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu hỏi này sẽ khiến rất nhiều bạn bị nhầm sang đáp án A...
Đọc tiếp

[GÓC CÂU HỎI HAY]

Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc "bản đồ chính trị thế giới" sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới.

B. Cục diện chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

Câu hỏi này sẽ khiến rất nhiều bạn bị nhầm sang đáp án A nhưng đáp án đúng phải là C nhé.

Bởi vì: Nếu như trước CTTG II thì hầu hết các nước trên thế giới đều là thuộc địa của Anh, Pháp thì với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi, các nước đó có quyền tự quyết định đến tương lai, thể chế chính trị của đất nước mình

⇒ bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.

Còn việc hình thành trật tự hai cực Ianta nó chỉ là sự phân chia hai phe, chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế chứ không tác động đến bản đồ chính trị thế giới nhé.

Trên mạng chỉ giải thích phần đúng còn mình thì giải thích đáp án sai luôn!

0
19 tháng 8 2018
Hãy nêu và nhận xét về mối quan hệ của các nước phương Đông (trước hết là châu Á) đối với Trật tự hai cực Ianta. Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mĩ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế , nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe : a) Trung Quốc : – Theo thoả thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập. – Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 – 1945). Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ. -> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường. b) Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á : – Ba cường quốc cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây -> vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân phương Tây – Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào -> như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang Nam Á, Tây Á, tới châu Phi … – Sau đó các dân tộc Đông Nam Á đã kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược -> các nước đế quốc phương Tây cuối cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc lập cho các dân tộc. – Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á và Nam Á đã giành lại được độc lập chủ quyền dân tộc. c) Kết luận : * Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. * Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. * Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch sử đã diễn ra : trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự thế giới hai cực. Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu. Thậm chí là chiến trường của Chiến tranh lạnh trong nhiều thập niên.
THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI BỘ MÔN LỊCH SỬ TRÊN DIỄN ĐÀN HOC24. I - ĐÁP ÁN ĐỀ THI BỘ MÔN LỊCH SỬ - VÒNG 2 A. Trắc nghiệm: B. Tự luận: Câu 1: Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Ý nghĩa: + Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI BỘ MÔN LỊCH SỬ TRÊN DIỄN ĐÀN HOC24.

I - ĐÁP ÁN ĐỀ THI BỘ MÔN LỊCH SỬ - VÒNG 2

A. Trắc nghiệm:

Bài tập Lịch sử

B. Tự luận:

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ, như một Bạch Đằng, Chi Lăng ... của thế kỷ XX. Thể hiện cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta.

+ Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

+ Bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám giải phóng được miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ.

+ Giáng một đòn nặng nề vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ to lớn phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đặc biệt ở Châu Á (như ở Lào, Campuchia...), Châu Phi (như ở Angiêri, Tuynidi...). Góp phần làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

+ Nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

+ Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi to lớn.

Câu 3: Hãy thống kê 6 sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 theo mẫu sau:

Bài tập Lịch sử

Trong những sự kiện lịch sử trên, sự kiện nào quan trọng nhất đối với sự phát triển của cách mạng nước ta? Giải thích vì sao? Thống kê 6 sự kiện lịch sử

Bài tập Lịch sử

- Trong các sự kiện lich sử trên thì sự kiện 2/9/2945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH là quan trọng nhất đối với sự phát triển của cách mạng nước ta.

- Giải thích: Đã đánh dấu cuộc cách mạng DTDC của nhân dân ta đã giành thắng lợi. Đã đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít, phong kiến, thành lập chính quyền công - nông lần đầu tiên ở nước ta. Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc là độc lập và tự do.

Câu 4:

a/ Trình bày những nét chính về sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ năm 1945 đến nay.

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi. Khởi đầu là thắng lợi của Ai Cập…

- Sau đó phong trào lan rộng ra các khu vực khác. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân dân Angiêri từ 1954 - 1962 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

- Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm Châu Phi” với 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập. - Sau đó nhân dân Châu Phi liên tục vùng dậy đấu tranh giành độc lập, chủ quyền. Với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla (1975) lật đổ nền thống trị của thực dân Bồ Đào Nha thì chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã. Đến năm 1993 cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi hoàn toàn thắng lợi đánh dấu bằng thắng lợi của Namibia và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

b/ So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á theo yêu cầu sau: Tổ chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập.
Bài tập Lịch sử

II - DANH SÁCH CÁC BẠN VÀO VÒNG 3:

  • 1. Tớ Là Ai 11
  • 2. Tử Dii Chu 10.75
  • 3. Dương Nguyễn 10
  • 4. Phạm Thị Thạch Thảo 9.75
  • 5. An Trịnh Hữu 9.75
  • 6. Trần Quốc Lộc 9.75
  • 7. Mai Ngọc Hân 9.75
  • 8. Tiểu Thư họ Nguyễn 9.75
  • 9. Shinichi Kudo 9.75
  • 10. Nguyễn Thị Hồng Nhung 9.5
  • 11. Nguyễn Trần Mỹ Uyên 9.5
  • 12. DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG 9.5

Chúc mừng 12 bạn trên lọt vào vòng 3!

Chúc các bạn thi tốt ở vòng sau!

Lịch thi: Cuộc thi lịch sử do Nguyễn Trần Tuấn Khoa tổ chức | Học trực tuyến

#Thân

#Nguyễn Trần Tuấn Khoa

16
8 tháng 8 2017

cmt đầu tiên :vvvv

ohoohooho

cái này đỡ hơn cái đáp án vòng 1 oho

8 tháng 8 2017

để nhờ cô Sen Phùng sửa lại bố cục :<<

Cho em hỏi là đáp án nào ạ? Câu 19.: Vấn đề nước Đức được thoả thuận tại Hội nghị l-an-ta như thế nào ? A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tổn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau. B. Nước Đức phảỉ chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của Quân đội Đồng minh trên đất nước mình.C. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình,...
Đọc tiếp

Cho em hỏi là đáp án nào ạ?

Câu 19.: Vấn đề nước Đức được thoả thuận tại Hội nghị l-an-ta như thế nào ?

A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tổn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

B. Nước Đức phảỉ chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của Quân đội Đồng minh trên đất nước mình.C. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trungCâu 19.: Vấn đề nước Đức được thoả thuận tại Hội nghị l-an-ta như thế nào ?

A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tổn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

B. Nước Đức phảỉ chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của Quân đội Đồng minh trên đất nước mình.

C. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trung

1
14 tháng 10 2019

Câu B nhe bạn

1) Tại sao hội nghị Ianta chỉ có sự góp mặt của ba nước trong 4 nước tham gia chiến tranh: Anh,Liên Xô,Mỹ. a) Vì 3 nước trên có đóng góp to lớn nhất việc tiêu diệt Phát Xít. b) Vì Pháp không muốn tham gia. c) Lúc này Pháp đang bị Đức tấn công nên không thể tham gia. d) Do quyết định của ba nước không liên quan tới Pháp. Câu 2: Tại sao gọi “Trật tự hai cực Ianta”. a) Vì Mỹ được chia nhận nhiều quyền lợi...
Đọc tiếp

1) Tại sao hội nghị Ianta chỉ có sự góp mặt của ba nước trong 4 nước tham gia chiến tranh: Anh,Liên Xô,Mỹ.

a) Vì 3 nước trên có đóng góp to lớn nhất việc tiêu diệt Phát Xít.

b) Vì Pháp không muốn tham gia.

c) Lúc này Pháp đang bị Đức tấn công nên không thể tham gia.

d) Do quyết định của ba nước không liên quan tới Pháp.

Câu 2: Tại sao gọi “Trật tự hai cực Ianta”.

a) Vì Mỹ được chia nhận nhiều quyền lợi nhất trong hội nghị.

b) Do mâu thuẩn gay gắt giữa các nước trong quá trình phân chia khu vực ảnh hưởng.

c) Do Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: TBCN và XHCN.

d) Vì Mỹ và Anh phân chia khu vực ảnh hưởng và chiếm đống tại Châu á và Châu Âu.

Câu 3: Hội nghị Ianta đem lại quyền lợi cho nước nào nhiều nhất.

a) Anh - Mỹ b) Mỹ - Liên Xô c) Anh - Liên Xô d) Pháp - Anh
1
13 tháng 8 2019

1) Tại sao hội nghị Ianta chỉ có sự góp mặt của ba nước trong 4 nước tham gia chiến tranh: Anh,Liên Xô,Mỹ.

a) Vì 3 nước trên có đóng góp to lớn nhất việc tiêu diệt Phát Xít.

b) Vì Pháp không muốn tham gia.

c) Lúc này Pháp đang bị Đức tấn công nên không thể tham gia.

d) Do quyết định của ba nước không liên quan tới Pháp.

Câu 2: Tại sao gọi “Trật tự hai cực Ianta”.

a) Vì Mỹ được chia nhận nhiều quyền lợi nhất trong hội nghị.

b) Do mâu thuẩn gay gắt giữa các nước trong quá trình phân chia khu vực ảnh hưởng.

c) Do Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: TBCN và XHCN.

d) Vì Mỹ và Anh phân chia khu vực ảnh hưởng và chiếm đống tại Châu á và Châu Âu.

Câu 3: Hội nghị Ianta đem lại quyền lợi cho nước nào nhiều nhất.

a) Anh - Mỹ b) Mỹ - Liên Xô c) Anh - Liên Xô d) Pháp - Anh

9 tháng 4 2020

Vì sao trong thời kì 1954-1975, việt nam trở thành nơi diễn ra "cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế"?

A. Vì Việt Nam được Liên xô và Trung Quốc giúp đỡ

B. Vì Mĩ muốn biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ

C. Vì Mĩ quyết tâm xâm lược nhưng nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm chống xâm lược để thống nhất đất nước

D. Vì trong giai đoạn này trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mĩ là Việt Nam

9 tháng 4 2020

Vì sao trong thời kì 1954-1975, việt nam trở thành nơi diễn ra "cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế"?

C. Vì Mĩ quyết tâm xâm lược nhưng nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm chống xâm lược để thống nhất đất nước