K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vẽ về cuộc sống an toàn​

50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.

60 tranh được trưng bày.

46 giải thưởng.

Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.

   UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.

   Được phát động từ tháng 4 - 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,...

   Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),...

   60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có những nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

Theo báo ĐẠI ĐOÀN KẾT

Chú thích:

- UNICEF: Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.

- Thẩm mĩ: sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.

- Nhận thức: khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề.

- Khích lệ: tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên.

- Ý tưởng: ý nghĩ, dự định.

- Ngôn ngữ hội họa: đường nét, màu sắc trong tranh.

Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?

Giúp người tham quan thấy được tầm quan trọng của cuộc thi.

Giúp người tham quan nhận biết được đâu là con em mình.

Giúp người tham quan nắm được những thông tin nổi bật của cuộc thi.

Giúp người tham quan cảm nhận được nét độc đáo của các bức tranh.

1
5 tháng 6 2020

Giúp người xem nắm được những thông tin nỗi bật của cuộc thi

Gạch chân dưới chi tiết cho thấy cuộc thi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn. Được phát động từ tháng 4 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu...
Đọc tiếp

Gạch chân dưới chi tiết cho thấy cuộc thi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn. Được phát động từ tháng 4 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,... Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt , Gia đình em được bảo vệ an toàn Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất , Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba , Chở ba người là không được Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba ,... Kiểm tra

0
Vẽ về cuộc sống an toàn​50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.60 tranh được trưng bày.46 giải thưởng.Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.   UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.   Được phát động từ tháng 4 - 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ...
Đọc tiếp

Vẽ về cuộc sống an toàn​

50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.

60 tranh được trưng bày.

46 giải thưởng.

Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.

   UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.

   Được phát động từ tháng 4 - 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,...

   Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),...

   60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có những nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

Theo báo ĐẠI ĐOÀN KẾT

Chú thích:

- UNICEF: Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.

- Thẩm mĩ: sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.

- Nhận thức: khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề.

- Khích lệ: tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên.

- Ý tưởng: ý nghĩ, dự định.

- Ngôn ngữ hội họa: đường nét, màu sắc trong tranh.

Dòng tin "Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ" cho thấy điều gì?

Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các em đã rất cố gắng.

Cần phải động viên và giúp đỡ những em có khả năng vẽ hạn chế.

Nhận thức vấn đề và năng khiếu thẩm mĩ của các em vượt trội so với người lớn.

Các em thiếu nhi có khả năng nhận thức và thẩm mĩ rất khá.

1
5 tháng 6 2020

Là : các em thiếu nhi có khả năng nhận thức và thẩm mĩ rất khá

Câu cuối cùng nha  

  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập...
Đọc tiếp

  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập của em, em tìm thấy cuốn nhật ký từ hồi còn nhỏ, khi em mở trang viết ra, có rất nhiều chuyện kỉ niệm của tuổi thơ, kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào lúc em 5 tuổi. Khi nhà trường tổ chức cuộc thi "Bé khéo tay",em đã rất cố gắng để vẽ một bức tranh thật đẹp và ý nghĩa về mái trường nhưng không được nhiều người khen ngợi. Nhưng trong cuộc thi thứ 2, em đã đặt tâm huyết và nỗ lực của mình vào bức tranh và em đã đạt giải ba trong cuộc thi. Khi nhớ lại kỉ niệm đó thì em đã hiểu bài học  "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim" của cuốn sách và em sẽ áp dụng bài học này vào những lần sau.

Các bạn thấy bài văn có hay không??

3
15 tháng 5 2020

khá hay đấy nhưng cho mình hỏi ông Sepúlveda là ai vậy?

16 tháng 5 2020

Ông Luis Sepúlveda Là một nhà văn nổi tiếng Đã đạt giải ở ngay tác phẩm đầu tiên nha bạn!!

Tóm tắt mỗi tin dưới đây bằng một hoặc hai câu :a) Được sự quan tâm của Hội Khuyến học phường An Sơn (Tam Kì, Quảng Nam), Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám vừa tổ chức trao 10 suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và 12 phần quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở lớp học tình thương. Cũng trong dịp này, Liên đội đã...
Đọc tiếp

Tóm tắt mỗi tin dưới đây bằng một hoặc hai câu :

a) Được sự quan tâm của Hội Khuyến học phường An Sơn (Tam Kì, Quảng Nam), Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám vừa tổ chức trao 10 suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và 12 phần quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở lớp học tình thương. Cũng trong dịp này, Liên đội đã tặng hai suất học bổng cho các bạn Trường Tiểu học Tam Thăng.

Tóm tắt tin :

b) 263 bạn học sinh tiểu học đến từ nhiều nước khác nhau cùng sống chung dưới một mái nhà ấm cúng : Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội). Tuy mang màu da vàng, trắng, đen, nâu khác nhau nhưng tất cả đều gắn bó với nhau như anh em một nhà. Hàng tuần, vào thứ sáu, các bạn tổ chức sinh hoạt cộng đồng với nhiều hoạt động lí thú: tự giới thiệu, sinh hoạt chủ đề, chơi trò chơi .... Mỗi năm một lần, Trường Quốc tế Liên hợp quốc tổ chức hội chợ, số tiền thu được, các bạn gửi tặng chương trình phẫu thuật nụ cười.

Tóm tắt tin :

1
30 tháng 3 2019

a)Tóm tắt tin :.......................................

Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn - Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b)Tóm tắt tin :...................................

Hoạt động của 263 bạn học sinh tiểu học đến từ nhiều nước khác nhau, mang nhiều màu da khác nhau ở Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội).

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ...
Đọc tiếp

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​

   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

   Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

   Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chú thích:

- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.

- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.

- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.

- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.

- Cống hiến: đóng góp có giá trị.

- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.

- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.

- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.

Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"?

Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước.

Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước.

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.

Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh.

3
12 tháng 5 2020

Đáp án là :Trần Đại Nghĩa đã có hành động rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài ,theo Bác Hồ về nước khi ''nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc .

16 tháng 5 2020

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài,theo Bác Hồ về nước

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG      An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.Ma-ri hào hứng:      - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

      An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

      - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

      - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

      - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

      - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

      - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

      - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

      - Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

      - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

 Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

2
21 tháng 10 2018

Đáp án B

2 tháng 12 2021

bằng b nhé 

30 tháng 4 2017

- Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:

- Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo.

- Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội.

13 tháng 8 2017

- Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:

- Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo.

- Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội.

31 tháng 3 2017

 Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.