Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
Câu trả lời của các em đều chưa đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi, cô cần một câu trả lời hoàn chỉnh hơn, vấn đề không phải cứ dài là đúng nhé.
Chúc các em học tốt!
1) Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nước ta đang nằm trong tay của nhà Minh
2)Lê Lợi là người khởi đầu, bắt nguồn cho sự ra đời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là người đã huy động lực lượng dựng cờ khởi nghĩa.
Mk lấy ví dụ về chiến lượu chuyển quân ra Nghệ An nhé .Bài hơi dài mong bạn cố đọc .
Một là, nghiên cứu đánh giá chính xác tình hình, quyết định chuyển hướng chiến lược đúng đắn, sáng tạo. Trên cơ sở phân tích, đánh giá mọi mặt, Bộ Chỉ huy Nghĩa quân nhận định: mặc dù thông qua hòa hoãn, thế và lực của ta được tăng cường hơn so với trước, nhưng về cơ bản vẫn chưa mạnh hơn địch. Trong khi đó, địa thế vùng rừng núi Thanh Hóa hẹp, bị cô lập, nên khó triển khai tác chiến quy mô lớn; việc củng cố lực lượng khi có tổn thất rất khó khăn. Về phía địch, sau khi dùng kế mua chuộc Lê Lợi không thành, chúng tăng cường củng cố đồn, trại, xây dựng thành lũy kiên cố, bổ sung quân lính, nhất là ở phủ Thanh Hóa, nhằm vừa đề phòng và ngăn chặn mọi hoạt động của Nghĩa quân, vừa hình thành thế bao vây, cô lập, uy hiếp căn cứ Lam Sơn. Lúc bấy giờ, ngoài thành Đông Quan và Nghệ An là hai căn cứ lớn nhất của địch được xây dựng để tạo thế kìm kẹp Căn cứ từ hai phía Bắc - Nam, trên địa bàn Thanh Hóa, quân Minh có thêm thành Tây Đô với 01 vệ quân đóng thường xuyên, cùng với 05 thiên hộ sở (trung hữu, trung trung, trung tiền, trung hậu và thủy quân) được bố trí xung quanh, tạo ra hệ thống phòng ngự vững chắc. Khi cần thiết chúng còn lập ra nhiều đồn khác, như: Khả Lam, Nga Lạc, Quan Du,… để trực tiếp khống chế và trấn áp Nghĩa quân. Ngoài ra, bằng âm mưu sảo quyệt, nhà Minh tìm cách dụ dỗ, uy hiếp nhà vua và các tù trưởng Ai Lao (ở vùng biên giới giáp vùng thượng du Thanh Hóa) để phá hoại mối liên kết và tương trợ với Nghĩa quân; thậm chí, chúng còn ép Vua Ai Lao phải điều quân phối hợp với quân Minh để tiến công căn cứ Lam Sơn1, v.v. Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là: với lực lượng đã được củng cố “chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước”.
Trước tình hình đó, với tầm nhìn chiến lược và sự phát hiện sắc sảo, tướng Nguyễn Chích đã hiến kế: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông… Nay trước hãy đánh lấy Trà Long chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đất đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”3. Ý kiến đề xuất trên tuy ngắn gọn, nhưng đó là phác thảo của một kế hoạch chuyển đổi chiến lược táo bạo, có tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn sau này, nên được Bộ Chỉ huy Nghĩa quân bàn thảo kỹ lưỡng. Chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An, Nghĩa quân không những phá được thế bao vây, cô lập của địch mà còn chiếm giữ được địa bàn quan trọng, đông dân, nhiều của; tiến có thế đánh, lui có thể nhanh chóng củng cố được lực lượng, bảo đảm kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên, tiến vào Nghệ An trong lúc địch đang mạnh, thành trì vững liệu có bảo đảm thành công? Nhưng, nếu chỉ bó mình trong miền thượng du Thanh Hóa thì không đáp ứng được yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, còn nếu mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng Thanh Hóa thì gặp phải lực lượng bố trí của địch khá mạnh mà Nghĩa quân chưa đủ sức tiêu diệt, v.v. Trên cơ sở sự phân tích khoa học và kết quả qua 05 năm quần lộn với giặc, Lê Lợi đã quyết định chuyển hướng chiến lược của cuộc kháng chiến vào Nghệ An. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo. Nhờ đó, mà quân ta càng đánh, càng mạnh, luôn giành chủ động trên chiến trường, buộc quân Minh phải đầu hàng vô điều kiện, rút quân về nước.
Đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa,chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng,người đông và cũng rất hiểm yếu
=> Đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây,mở rộng địa bàn hoạt động.
1. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
2.
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Theo em, ý( Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.) là quan trọng nhất vì nếu không có tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc thì cũng sẽ thất bại như nhà Hồ mà thôi!!1 và 2 bn xem ở đây , mk có trả lời rồi
Câu hỏi của CALER - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
hc sao thì nói vậy thôi chớ sai thì mong cảm thông cho
Câu 3 bn chụp hình bài lại đc ko
hởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núiThanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đấtNghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh.[2][3] Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một văn thần trong quân khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.[4][3]
*Chiến Thắng RẠch Gầm - Xoài Mút
Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
*Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:
◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.
◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.
◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.
◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.
Khi đến Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long:
◦ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào Thăng Long.
◦ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
◦ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
◦ Đạo thứ năm tiến ta Lạng Giang (Bắc Giang), chặn dường rút lui của địch.
* Quang Trung đại phá quân Thanh
Đêm 30 tết (âm lịch), ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu.
- Đêm mùng 3 tết ta tiêu diệt đồn Hà Hồi.
- Đem mùng 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trưa mùng 5 tết, Vua Quang trung dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.
* NGuyên NHân thắng lợi của cuộc lhowir ngĩa Tây Sơn là
Nhân dân hăng hái tham gia ngay từ đầu
Sự lãnh đạo tài tình của NGuyễn Huệ và bộ chỉ huy Tây Sơn
Chúc bạn học tốt
*Đánh Nguyễn
-Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
-Địa bàn:Tây Sơn thượng đạo ->Tây Sơn hạ đạo
Thái độ của nhân dân:ủng hộ ->vì khẩu hiệu phù hợp với lòng dân
-Sự kiện: Trong 1 năm 1773-1774; Quãng Nam-> Bình Thuận
-Khó khăn của quân Tây Sơn:
Phía Bắc (Phú Xuân) quân Trịnh
__________________________
Tây Sơn
__________________________
Phía Nam chúa Nguyễn
=>Giải pháp: Hòa vs Trịnh, dồn lực đánh Nguyễn
=>1777:Tây Sơn lật đổ đc tập đoàn chúa Nguyễn
*Đánh quân Xiêm
+Xiêm -> Gia Định: nhiều tội ác
+Chiến thuật:.Chọn địa hình
.Bố trí trận địa
.Nhữ địch:giả thua
.Tấn công nhiều phía khi địch lọt vào trận địa
=>KQ:Thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính bị diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Ng~ Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong
=>Ý nghĩa: Dập tan ý đồ của quân xâm lược Xiêm, giữ nền hòa bình cho đất nước
*Đánh Trịnh
+Phú Xuân(Huế)
+Vượt sông Gianh, tiến ra Bắc, diệt Trịnh:dễ
=>Ý nghĩa: Phá vỡ việc chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài
*Đánh quân Thanh
-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh
-Lực lượng: 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy
-Thế giặc buổi đầu:+ rất mạnh
+ác
->Lê Chiêu Thống phò giặc Thanh
-Đối phó phù hợp:
+Rút khỏi Thăng Long
+Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn( Thanh Hóa)
+Liên kết thủy-bộ vững chắc
+Báo tin cho Nguyễn Huệ
->Nguyễn Huệ khen
=>Ng~ Huệ lên ngôi Hoàng Đế hiệu Quang Trung:+lãnh đạo chính thống
+phế vua Lê phù hợp
-Nghệ thuật quân sự:
+Tuyển thêm quân
+Khích lệ tinh thần quân sĩ bằng bài hiểu dụ
+Củng cố niềm tin của quân đội bằng lời tuyên bố trong tiệc khao quân
+Chia quân thành 5 đạo ->diệt địch nhiều phía
-Những trận đánh lớn: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa
-Mùng 5 Tết, đại phá quân Thanh toàn thắng
*Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
-Công lao:
+Diệt các chính quyền phong kiến thối nát Ng~, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
+Đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh
-Nguyên nhân:
+Lãnh đạo Quang Trung tài tình
+Tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
Không biết đúng không nhá!
1- Cuộc khởi nhĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh là:
• Năm 1406, nhà Minh huy động 1 lực lượng lớn xâm lược nước ta. cuộ kháng chiến của nhà Hồ thất bại, Hồ Quý Ly bị bắt cuối tháng 6-1407.
Sau đó, nhà Minh thiết lập hệ thốg chính quyền đô hộ trên khắp nước ta. chúng xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập nc ta vào Trung Quốc. Chúng thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo, đặt ra vô số thứ thuế nặng nề. Ngoài ra, chúng còn thi hành các chính sách nhằm đồng hoá và phá huỷ nền văn hoá nc ta, cưỡng bức nhân dân ta từ bỏ các phong tục, tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý và mang về Trung Quốc nhìu sách giá trị,...Chúng còn bắt phụ nữ, trẻ em về Trung Quốc làm nô tì.
- trong bối cảnh đó, nhân dân ta đã nổi dậy chống nhà Minh ở nhìu nơi từ Bắc vào Nam. các cuộc khởi nghĩa đều thu hút nhìu lực lượng tham gia, tuy nhiên đều thất bại.
-- NẾU THẤY ĐÚNG THÌ TICK CHO MK NHA!! MK BIẾT ĐC 1 CÂU, BẠN THÔG CẢM!! :)) ..Chúc bạn học tốt!!
Câu 3:
@Sen Phùng
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
tóm tắt thôi mà bn sao dài vậy