Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
- Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
- Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư,tình cảm với đời sống nội tâm của con người
-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc câu,lặp hình ảnh,lặp từ ngữ đầu dòng...... để thể hiện nội dung trữ tình
(1): các mối quan hệ trong cuộc sống
(2): thể thơ lục bát
-Ca dao, dân ca là những bài ca của người lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người
-Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình
1.
-Thái độ tình cảm đối vs gia đình: được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau : tình cảm cha mẹ với con cái và lòng biết ơn của con cái đối vs cha mẹ ; tình cảm ông bà dành cho con cháu ; tình cảm gắn bó với anh em ruột thịt trong gia đình ,...
-Tình yêu đối vs quê hương , đất nước , con người : được thể hiện ở niềm tự hào trước phong cảnh , vùng miền tươi đẹp , những vùng đất giàu truyền thống văn hóa với những con người giàu sức sống.
-Sự đồng cảm đối với những cuộc đời đầy bất hạnh đồng thời phản kháng , phê phán , tố cáo xã hội Phong kiến.
-Châm biếm, phê phán , phơi bày những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội
=> Ca dao dân ca cho ta thấy cuộc sống tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân lao động VN , thấy vẻ đẹp tâm hồn và sức sống dẻo dai của con người Việt Nam.
2.
-Thể hiện rõ lòng yêu nước : thể hiện qua tình yêu thiên nhiên , lòng căm thù giặc , ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ tổ quốc , niềm tự hào trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
-Tinh thần nhân đạo sâu sắc; thể hiện qua nỗi xót thương , đồng cảm với thân phận của các con người nhỏ bé , bị vùi dập trong xã hội.
1. Chủ đề Câu ca dao, dân ca Thái độ , tình cảm
Những câu hát về tình cảm gia đình | 1 . Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! 2 . Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy . | Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt. |
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người : | 1 . Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục, bên trong? Núi nào thắt cổ bồng lại có thánh sinh? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây ? ... - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu nước chảy xuôi một dòng Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. 2 . Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng,bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. | Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước |
Những câu hát than thân : | 1 . Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, | Diễn tả tâm trạng, thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến |
Những câu hát châm biếm : | 1 . Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. 2 . Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông . Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai . | Phơi bày các sự việc mâu thuẫn phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. |
Ca dao, dân ca cho em biết được truyền thống , địa danh , lịch sử của Việt Nam . Cho ta biết được nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tâm tư tình cảm của con người
Ca dao, dân ca là những bài ca của con người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người,
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
bạn trên đã làm rồi thì em có thể gợi ý hoặc tìm hình ảnh khác thay thế để tránh trùng lặp lại nha!!!
tham khảo:
Tìm hiểu về Ca dao Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng
ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát
phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của
người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu
sắc.
Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao
động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những
rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu
chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình
ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm
tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca
là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm
thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao
về cuộc sống thủy chung mặn nồng.
Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen
thuộc của ca dao:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ
nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào” gợi cảm, vừa mềm
mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa
tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm
hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món
hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ
nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi
đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời
ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng
lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh
như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm
kiêu hãnh về phẩm giá:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh
việc đánh giá hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất
qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là
cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ
đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi
xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như
trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với
nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là
tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm
cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng
thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào
nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một
sự cảnh tỉnh, một lời nhắc nhở con người đến với nhau
bằng tấm lòng.
Ca dao có khả năng chắt lọc nghệ thuật sống từ chính
những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để tạo
ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú
tinh tế, với những tình cảm phức tạp của con người. Một
vị khế chua mang theo bao xót xa cho tình duyên không
trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ
luôn là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong
những trái ngang ấy, lời ca dao cất lên bao thiết tha nhung
nhớ:
… Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi! có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời
Tâm sự “mình –ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip mình - ta
bao giờ cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời
sống tình cảm của người bình dân. Tình yêu đôi lứa được
sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các liên
tưởng gắn với sao Hôm sao Mai –tuy hai mà một thật
khắng khít. Từ đó hướng tới những giá trị cao cả bất tử
của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao
khi ánh sao kia lại biến thành “sao Vượt” băng qua bao trở
lực đón nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao đã diễn tả nỗi
lòng hướng về nhau thật tinh tế:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…
Ta nghe như có bao dùng dằng thương nhớ trong từng lời
nồng nàn. Khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… từng
động tác, từng cái nhìn như mang theo cái bồn chồn lo
lắng cho duyên tình trắc trở. Nhịp thơ dàn trải, mong
manh. Có thể hình dung ra từng cử chỉ, từng động tác dồn
nén nhớ thương. Lời ca dao gợi lên bao suy ngẫm về
hoàn cảnh trớ trêu của người phụ nữ không tự định đoạt
được duyên tình của mình. Bức tranh tâm trạng ấy vừa
được tạo nên bằng những hình ảnh nối kết khăn – đèn –
mắt, vừa là điệp khúc tâm trạng đầy day dứt “… thương
nhớ ai” – hàm chứa trách móc giận hờn . Khoảnh khắc
người con gái đối diện chính mình cũng là lúc ta nhận ra
chiều sâu tâm hồn đằm thắm thủy chung, nhận ra nỗi lòng
ngổn ngang trăm mối tơ vò. Bài ca dao này cũng như một
lời ca dao tương tự : đêm qua ra đứng bờ ao/ trông cá cá
lặn trông sao sao mờ…. Mỗi vật được nhắc đến như chứa
đựng trong đó cả tấm tình hướng về nhau. Nhịp lục bát
khép lại tâm tư trĩu nặng:
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề
Lời ca dao kín đáo như oán như than, hé mở bao bất
công ngang trái, trắc trở tình duyên. Không gian cảnh vật
như chứa đựng nỗi niềm con người, thành tâm trạng cất
lên lời nhắn nhủ tha thiết. Nhưng có thể thấy cùng với
niềm tin son sắt, tình cảm nhớ nhung, không bao giờ ca
dao lại đem đến cảm giác ủy mị yếu đuối mà luôn đau đáu
một tấm òng chung thủy.
Ngay trong những hoàn cảnh đắng cay chua xót, trong sự
cách xa chia lìa, tấm lòng người bình dân dành cho nhau
thật bền bỉ:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa ba vạn chín nghìn ngày mới xa
Hình tượng “muối mặn – gừng cay” từ lâu đã gắn với cuộc
sống bình dị của người dân quê: “Tay bưng đĩa muối
chấm gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
Cái mặn nồng của ân tình, cái cay cực cùng nếm trải đã
kết lại những tấm lòng. Thời gian dù có cách xa, vị đời có
thể nhạt nhẽo, nhưng những ân tình đã thành gừng cay
muối mặn thì không có một trở lực nào có thể làm lạt phai.
Ân tình ấy được đo bằng thời gian đời người ba vạn chín
nghìn ngày – trăm năm, đã trở thành lẽ sống đậm đà tình
nghĩa thủy chung của dân tộc. Thật cụ thể và sâu sắc biết
bao những lời lẽ mộc mạc mà chắc nịch chi li như vậy,
Tình yêu, lòng chung thủy đã gắn kết nên đôi lứa, giúp
con người vượt qua qui luật khắc nghiệt của tạo hoá. Độ
nồng nàn của tình cảm, sức mạnh của tình yêu vượt lên
cả cái chết.
Tình nghĩa trong ca dao phong phú , tinh tế và sâu sắc,
trở thành nền tảng đạo lý và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc.
Mỗi lời ca dao mang theo bao tâm tư, khát vọng, giúp con
người vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn vẹn nghĩa
tình. Cũng nhờ vậy, những vẻ đẹp cuộc đời đi vào ca dao
đáng yêu, đáng quí biết bao. Sức sống ca dao mãi mãi
trường tồn cùng dân tộc, gắn với vẻ đẹp của những tâm
hồn nhân hậu, cao cả, trong sáng của người bình dân.
Ví dụ
"TRỐNG CƠM"
"Trống cơm khéo vỗ nên vông
Một bầy con sít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"