Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
* Đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông:
- Đây là cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương.
- Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông
Nhận xét:
Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.
1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
Nhận xét
◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương
◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .
2.
- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)
◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Là vua thứ 5 triều Lê. Sinh năm 1442 và mất năm 1497. Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) va Hồng Đức (1470-1497).
Các sĩ giả xưa nay đều ca ngợi vua Lê Thánh Tông là một người thông minh, chăm học, tinh thông kinh sử, thi ca, nhạc họa; là một bậc thánh đế "tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược".
Thời đại Hồng Đức là thời đại hoàng kim của Đại Việt: được mùa liên tiếp, trăm họ ấm no, cùng câu ca thái bình. Bộ luật Hồng Đức, bộ Đại Việt sử kí toàn thư, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v… là thành tựu rực rỡ của triều đại Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông đã sáng lập hội Tao Đàn, gồm có 28 văn thần ( gọi là nhị thập bát tú ) do vua đứng đầu gọi là Tao Đàn đô nguyên súy. Hội Tao Đàn tổ chức nhiều cuộc xướng họa ngâm vịnh, để lại nhiều tập thơ, tiêu biểu nhất là : Hồng Đức quốc âm thi tập. Riêng vua Lê Thánh Tông để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, góp phần phát triển nền thi ca dân tộc và nền văn hiến Đại Việt.
thông cảm nha
Đóng góp công lao to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,ổn định xã hội.
Lập hội Tao Đàn, làm chủ soái, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
#Tham khảo
Lê Thánh Tông ( 25/8/1442 – 3/3/1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời vào năm 1497, là Hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê. Thời kỳ của ông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị .
Trong 37 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã ban bố nhiều chính sách hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục - khoa cử, luật pháp và tôn giáo, đưa Đại Việt trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á. Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được". Tuy nhiên, người đương thời và các sử gia đời Lê – Nguyễn phê phán ông xây nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, đối xử tệ bạc với anh em, bắt chước lối tổ chức nhà nước của nhà Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 55.
Tham khảo:
-Vua Lê Thánh Tông( 25/8/1442 – 3/3/1497) là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).
-Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Giúp mình với mn