K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2017

Niên đại

Sự kiện

1.9.1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859

Pháp đánh Gia Định

2.1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6.6.1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

Các kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)

Niên đại

Sự kiện

5.7.1885

Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế

13.7.1885

Ra chiếu Cần vương

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê

1884-1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Nửa cuối thế kỷ XIX

Trào lưu cải cách Duy Tân


Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)

Niên đại

Sự kiện

1905 -1909

Phong trào Đông Du .

1907

Đông Kinh Nghĩa Thục

1908

Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

1916

Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế .

1917

Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên .

1911

Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước .

Mong mọi người ủng hộ mik nha !!!

21 tháng 5 2019

Niên đại

Sự kiện

1.9.1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859

Pháp đánh Gia Định

2.1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6.6.1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

Trên đây vẽ sơ đồ tư duy có chút khó khăn nên bạn dựa vào tóm tắt rồi vẽ cho dễ nha!vui

22 tháng 5 2019

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...

Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.

Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

29 tháng 3 2021

Trương Định , Nguyễn Trường Tộ , Hoàng Hoa Thám , Nguyễn Thiện Thuật ,...

29 tháng 3 2021

- Nguyễn Aí Quốc

- Nguyễn Thái Học

- Hồ Tùng Mậu

- Võ Nguyên Gíap

-.........

13 tháng 5 2022

Nguyễn Đình Chiểu nha

13 tháng 5 2022

mik  chỉ nghĩ được vậy thôi

8 tháng 3 2019

Câu 1:

Nguyên nhân:

-Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên
-Việt Nam là ngã ba của Đông Dương rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường biển=>Dễ xâm chiếm,vơ vét của cải dễ mang về chính quốc.
-Việt Nam có đông dân cư,dân trí thấp=>Đây là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ với số lượng lớn
- Việt Nam là thị trường rất lớn tiêu thụ hàng hóa của Pháp

Tóm tắt:

+1/9/1858 Pháp tấn công Đà Nẵng theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, đến tháng 2/1859 Pháp sa lầy tại Đà Nẵng. ..
+1859 Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, 1867 chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ …
+1873, 1882 Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần 1, 2 ..
+8/1883 Pháp tấn công biển Thuận An, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng không điều kiện …
Kết luận:Như vậy sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta.

8 tháng 3 2019

Câu 2:

1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
* Nội dung:
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
=> Nhận xét:
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
=> Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
==> Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

25 tháng 4 2022

Tham khảo


Em thích Phan Bội Châu nhất vì Nhân dân Việt Nam rên xiết dưới 2 tầng áp bức, bóc lột, cuộc sống vốn đã vô cùng khổ cực lại càng tăm tối hơn. Trong bối cảnh đó, lịch sử dân tộc đặt ra một đòi hỏi, yêu cầu hết sức bức thiết và khắc nghiệt dành cho những nhà yêu nước lúc bấy giờ là phải tìm ra phương thức và con đường cứu nước phù hợp với yêu cầu lịch sử, kế tục truyền thống cứu nước giải phóng dân tộc của cha ông. Chính vào thời khắc đó Phan Bội Châu xuất hiện như một vị cứu tinh, tạo ra niềm tin, ánh sáng, tia hy vọng mới cho 20 triệu người dân Việt Nam bị đô hộ dưới chế độ hà khắc của thực dân. Đúng như lời nhận xét đầy tôn kính của Nguyễn Ái Quốc: “Phan Bội Châu – bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Ông là một chiến sỹ thực thụ: là một trong những thành viên lập nên Duy Tân Hội, là tấm gương cho thành niên Việt Nam lúc bấy giờ. Có thể nói tài năng của Phan Bội Châu không chỉ trong cách mạng mà ông còn có năng khiều về nghệ thuật. 
Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại.Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng…
Quả là một con người văn võ song toàn . Đáng để người người học hỏi.

12 tháng 8 2017

Cái này mk chỉ kẻ bảng đc thôi...

Niên đại

Sự kiện

1.9.1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859

Pháp đánh Gia Định

2.1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6.6.1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

15 tháng 4 2022

câu 1:

Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng Pháp gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

câu 2

Triều Nguyễn đã không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.