K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2019

- Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời Lý – Trần

- Sơ đồ Nhà nước thời Lý Trần

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

29 tháng 2 2016

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

12 tháng 4 2017

Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.

Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.hahaBài 25 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

10 tháng 11 2018

- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

11 tháng 7 2018

ZjSnInrZxQWt.png

Bình luận hoặc Báo cáo
về câu hỏi!
18 tháng 3 2016

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các triều đại Ngô (938-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê sơ (1428-1527), Nguyễn (1802-1945), tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từng bước được xây dựng hoàn chỉnh.

* Về tổ chức bộ máy nhà nước

Tính hoàn chỉnh được thể hiện:

- Thời Đinh, nhà nước quân chủ sơ khai ra đời với ba ban: võ ban,văn ban, tăng ban.

- Thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước trung ương được củng cố. Nước được chia làm 10 đạo, giao cho con vua và các tướng cai quản.

- Thời Lý, Trần, Hồ hoàn chỉnh từng bước chính quyền trung ương. Vua đứng đầu đất nước, giúp việc cho vua có Tể tướng, các đại thần, các cơ quan hành chính như sảnh, viên, đài. Nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long chia thành hai khu vực: kinh thành và phố phường, có Lưu thủ (thời Lý), Đại doãn (thời Trần) trông coi.

- Thời Lê sơ, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có sáu bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, có ba ti phụ trách quân sự, dân sự, kiện tụng.

- Thời Nguyễn, ngoài sáu bộ còn có các viện, các cơ quan chuyên trách, cơ mật viện giúp vua giải quyết các việc "quân quốc trọng sự". Nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Các tỉnh đều do Tổng đốc (Tuấn phủ) đứng đầu, trực thuộc chính quyền trung ương. Nhà nước không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

- Đất nước trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.

* Quan lại:

- ban đầu chủ yếu tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, quan lại.

- Đến thời Lý, quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

* Về quân đội

- Quân đội sớm hình thành từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đến thời Lý được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm binh) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh), được tuyển theo chế độ "ngụ binh ư nông". Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ; thời Hồ, thời Lê đã có một vài loại súng.

- Thời Trần, lúc có chiến tranh, các vương hầu quý tộc đều được quyền mộ quân, nhân dân được phép tổ chức các đội dân binh để bảo vệ quê nhà.

- Thời Nguyễn, quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến, quân đội được xây dựng khá hoàn chỉnh với 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Quân đội được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị.

* Về luật pháp

- Năm 1042, vua Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật.

- Thời Lê, một bộ luật với 700 điều được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật, đề cập đến các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thời Nguyễn, một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lên, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Chính sách đối nội và đối ngoại

- Các triều đại đều có chính sách dân tộc riêng nhằm củng cố khối đoàn kết và sự thống nhất lãnh thổ.

- Chính sách đối ngoại được hình thành từ thời nhà Đinh, được tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh qua các triều đại tiếp sau. Tuy việc thực hiện có lúc khác nhau nhưng tinh thần chung là độc lập, tự chủ.

30 tháng 8 2019

Chọn B