Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:- Em muốn hỏi gì cô phải không?Cậu bé khẽ nói:- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc KýNhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Hii....! Mik không biết nhưng vượt khó nghĩa là :
+Dù nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng học tập
+Quyết tâm học và làm bài đầy đủ
+Cố gắng đi học đều đặn
+Tìm và học thêm những bài học nâng cao
Hii...! Mik tự nghĩ, hihi, Còn nhiều lắm đó ................. ?!
Học sinh nêu tên cụ thể những bạn học sinh trong lớp hoặc trong trường mình.
Em hãy kể một số tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập như các bạn trong lớp của em, hoặc những tấm gương mà em biết được qua sách báo, tạp chí hay được nghe kể lại từ bố, mẹ, ông bà mình nhé.
Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Mậu Tấn, Huỳnh Thị Thảnh,.... Những người này tuy đã tàn tật nhưng vẫn quan tâm tới việc học
Những tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập: Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Văn Hưu, Nguyễn Văn Nghi,Trương Vĩnh Ký,Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng,....
ong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn - bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : " Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả."
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung - Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 - xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :" Học sinh nghèo vượt khó " của trường em.
Chúc bn hok tốt nha!
Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Cao Bá Quát
Nguyễn Ngọc Kí:
Dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.
Thuở nhỏ , đang theo học ở trường Bắc Ninh . Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ , đối đáp thông minh và tài họa , song viết chữ rất xấu . Tính khí tuy không ngạo , nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập . Học cùng làm , bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến nơi đến chốn , kỳ được mới chịu .
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ . Vì tính hiếu động , ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi , nhưng đêm đến , Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trên trang giấy để tập viết .
Ví dụ: Bạn Hoa là bạn học cùng lớp với e từ cấp 1. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã dạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi, ...
Một vài tấm gương vượt khó , vươn lên trong học tập :
1 ) Thầy Nguyễn Ngọc Ký , năm lên 4 tuổi đã bị bệnh bại liệt cả hai tay nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình dùng hai chân để viết , vươn lên trong học tập .
2) Bạn An tuy là một người con trong một gia đình không có điều kiện kinh tế , nhà xa trường nhưng không vì thế mà bạn An đầu hàng , bạn đã cố gắng vươn lên giành nhiều thành tích trong học tập , là một học sinh giỏi suốt 7 năm liền .
Một tấm gương vượt khó nói đến Nguyễn Ngọc Kí.
TRUYỆN:
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.
Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)
Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:
Đức tài rực sáng sao Khuê
Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời
Lấy dân làm đạo, làm vui,
Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang
Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.
Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội."
Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học.Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngày luyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viết được bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ và đẹp hơn.Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩu gạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở. Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãi không viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Có những lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắc mình phải tiếp tục. Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãi mà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúp Ký tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Những người hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? ... Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó. Không những kiên trì với những mục tiêu mình muốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạo trong những thứ mình làm. Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đến khâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắt chữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu: “HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn. Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kì lạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểm xong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhật Bác. Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầm kéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữ được, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chân phải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấy lại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hai lưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùng chân trái mở kéo sau mỗi lần cắt. Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéo trở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vào giường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt, cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viên mình phải cắt thật đẹp. Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đã hoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắc ghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giác Bác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”. Trong thơ Tố Hữu có câu: “Thua ván này ta bày ván khác
Có can chi miễn được cuộc cuối cùng” Đây cũng là phương châm làm việc và học tập của Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờ hoàn thành được việc muốn làm thì thôi. Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo của mình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực của mình đến với mọi người. Trong một chương trình có khách mời là thầy Nguyễn Ngọc Ký, khi người dẫn chương trình hỏi thầy: “Mọi người khi nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì hay nhắc đến những từ rất tuyệt vời, thầy là người viết lên số phận, viết lên sự nghiệp của mình bằng đôi chân, thầy nghĩ sao về nhận định này?”. Thầy Ký nhẹ nhàng trả lời: “Tôi rất xúc động về những nhận định đó… Nói như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ. Theo tôi thì tôi đã dùng đôi chân cùng với khối óc và trái tim để viết lên cuộc đời mình!”. Chúng ta có xuất phát điểm hơn thầy Ký rất nhiều vì vậy hãy cố gắng nhiều hơn nữa bạn nhé. Tôi mong và chúc bạn sẽ viết lên những trang thật đẹp của cuộc đời mình. Tìm hiểu về cuộc đời thầy Nguyễn Ngọc Ký, tôi thấy bản thân mình thật may mắn. Tôi được sinh ra trong thời bình, được bố mẹ tạo điều kiện cho học hành đầy đủ và có một cơ thể khỏe mạnh.