Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lão Hạc hàng ngày vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay " Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít. Lão Hạc cứ tự trách mình và kể lại tỉ mỉ chuyện lão bán con chó. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt vì "đánh lừa một con chó".Tôi dù có an ủi thì lão vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn khi bán cậu Vàng mà lão yêu qúy.
Chúc bạn học tốt ạEm tham khảo:
Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.
Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
-Cụ bán rồi?
Lão Hạc trả lời:
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:
-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.
Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.
cái này mik tự làm có j ko hay góp ý nha
Tôi là một nông dân nghèo ở làng Vũ Đại. Một lần nọ tôi qua nhà ông giáo mượn cái nồi nấu cháo tiếp khách.Ông giáo là người tri thức ,có học rộng hiểu sâu được mọi người trong làng quý trọng. Mượn được nồi, tôi cảm ơn gia đình ông giáo và đang định về ,thì nghe đâu tiếng hớt hải gọi ông giáo.Quay lại ,tôi nhìn thấy lão Hạc. Lão Hạc cách nhà tôi mấy căn , tuổi đã ngoài ngũ tuần,lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con mình.Song với tính lập dị, lão cố sống kham khổ ko chịu bán đất ,có tiền ko tiêu ,sống đói khát nên tôi và ko ít người ko ưa lão .Còn 1 điều quái dị nữa, đó là con chó của lão mà lão cưng nựng gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão cho nó ăn cơm bằng một cái bát như 1 nhà giàu chốc chốc gắp thức ăn cho nó.Vừa thấy ông giáo bước ra chào, lão vôi nói :
- Cậu Vàng đi đời rồi ,ông giáo ạ !
Tôi giật mình sửng sốt .Con chó lão thương quý mà còn là kỉ vật của con trai lão sao tự dưng lại bán? Vốn có tính tò mò tôi cố nán lại nghe câu chuyện của lão.Ông giáo hỏi :
-Cụ bán rồi sao ?
Lão lặng yên một lúc ko chịu nói gì ,dường như lão muốn khóc thì phải? Nhưng rồi lão cố ra vẻ vui vẻ lão nói :
- Bán rồi ! họ vừa bán xong .
Trông lão cố vui vẻ,giả bộ cười nhưng tôi nhìn lão thì lão như mếu và đôi mắt ầng ậng nước.Ông giáo cx ái ngại hỏi tiếp:
-Thế nó cho bắt à?
Lúc này đây quả thật lão hạc khóc những giọt nước mắt của một ông lão dạn dày trong vất vả ,lam lũ.Mặt lão co rúm lại những vết nhăn xô lại nhau ép cho nước mắt chảy ,còn miệng lão móm mém mếu như đứa trẻ .Lão hu hu khóc…Sau một lúc khóc lão nói :
-Khốn nạn …Ông giáo ơi!...Nó có biết j đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra, vẫy đuôi mừng .Tôi cho nó ăn cơm…
Lão khóc nấc,rồi định thần đc 1 lúc lão tiếp:
-Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà tóm lấy 2 cẳng sau nó dốc ngược nó lên.Bấy giờ cu câu câu mới biết cu câu chết! Rồi nó nhìn tôi như trách rằng “ A! Lão già tệ quá ! Tôi ăn ở vs lão như thế mà đối xử vs tôi như vậy à?”Thế ra tôi bằng ấy tuổi rồi mà đi lừa một con chó .
Nghe những lời nói chua xót của lão tôi cảm thấy những định kiến của tôi vs lão bỗng dưng biến mất ,sự đáng ghét của lão lúc trước được thay thế bằng sự đáng thương.Bỗng dưng tôi như muốn cảm thông.Cả ông giáo cx vậy ,ông ấy cũng muốn cảm thông .Ông giáo ns:
-Cụ cứ khéo tưởng tượng chứ nó chả biết j đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!Ta giết là hóa kiếp cho nó ,để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo :
-Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!..
Thế rồi ông giáo mời ở lại uống trà và ăn mấy củ khoai luộc với hút thuốc lào .Chợt tôi nhớ nhà mình có khách ,muốn ở lại xem lão thế nào nhưng cx phải về .
Trên đường về tôi nghĩ đến lão Hạc. Một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng .Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao?Rồi câu nói của lão vs ông giáo hiện lên trong đầu tôi “kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!”Những người nghèo khổ như chúng tôi, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới mục nát này.Vậy phải làm gì đây cho cuộc đời tươi sáng ,tốt đẹp và hạnh phúc hơn ?
- Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.