Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:
- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu.
- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị.
Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng
Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới vì họ có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Do vậy họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.
- Biến đổi về kinh tế:
+ Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tíc lũy được một số vốn ban đầu
+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển
+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với uy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.
- Biến đổi về xã hội:
+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày cành giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.
+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.
* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây
- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.
* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây
| Đô thị ở phương Đông | Đô thị ở phương Tây |
Địa bàn hình thành | - Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu | - Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu |
Điều kiện tự nhiên | - Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật | - Đất đai cằn cối - Nhiều mỏ khoáng sản - Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió. |
Cơ sở kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp phát triển | - Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. |
Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:
- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.
- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp.
- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.
- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.
Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là tư sản và vô sản.
Giai cấp tư sản: là những người nắm trong tay tư liệu sản xuất, có địa vị, tiền bạc trong xã hội.
Giai cấp vô sản: là những người làm thuê, bán sức lao động. Họ không có địa vị trong xã hội
- Đế quốc La Mã tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
- Sau khi chiếm được lãnh thổ của đế chế La Mã cổ đại, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc của mình ở Tây Âu.
- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, cùng với quá trình đó, chế độ phong kiến ở Tây Âu dần được hình thành và xác lập.
Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. - Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Mỗi phiên chợ kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Các hội chợ Champagne, tọa lạc trên các tuyến đường đất liền và phần lớn tự điều chỉnh thông qua sự phát triển của Lexmintatoria ("luật thương gia"), đã trở thành một động cơ quan trọng trong lịch sử kinh tế phục hưng của châu Âu thời trung cổ.
* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực
- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:
+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.
+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.
- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:
+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước
+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh
+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.
* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên một cách nhanh chóng, nhờ đó nền sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu ngày càng phát triển. Từ đó dẫn đến xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc.
- Cùng với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến.