Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây.
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
Nói về nỗi thống khổ của nhân dân vì nạn cống vải và cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, ca dao cũng phản ánh:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
…..
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.
Hay câu ca:
Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm
Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn
Bò đen húc lẫn bò vàng
Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
………………….
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi
Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng buồn ăn
Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi
Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà cò nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe.
Sông Gianh nước chảy đôi dòng
Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
Thứ nhất là sợ Lũy Thầy, thứ nhì sợ đầm lầy Võ Xá.
Có tài thì vượt sông Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về.
Vạn Phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.
Hay:
Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này.
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đảo, có sông Thu Bồn.
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.
Về nghề làm giấy, in tranh:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái quê anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.
Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định công, thợ đồng Ngũ Xã.
Các làng nghề ở Hải Dương, Hưng Yên có câu:
Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đông Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Cho anh gửi một áo thâm hạt dầu
Mặn mà muối biển Sa Huỳnh
Ngọt đường Quảng Ngãi thắm tình quê ta
Đường phổi, chim mía, mạch nha
Ai về Quảng Ngãi thử qua một lần.
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu.
Tu đâu cho em theo cùng
May ra thành Phật, thờ chung một chùa.
Hay là:
Nghiêng vai ngửa vái Phật – Trời
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.
Trời cao anh kêu không thấu,
Đất rộng anh kêu nỏ thông.
Những người bòn của bòn công,
Nam mô A di đà Phật anh phủi tay không anh về.
Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành kiếp sau.
Đời cha tích đức làm giàu,
Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ.
Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
Tu đâu cho chí tu nhà,
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Dù xây chín bậc phù đồ,
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người.
An Khê nổi tiếng Hòn Bình,
Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này.
Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai danh
Nguyễn ra thì Nguyễn lại về
Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn
Về cuộc kháng chiến chống Thanh xuân Kỉ Dậu:
Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời còn ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng.
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Thậm chí cái đạo trung quân cũng bị lật tẩy khi nhà vua không còn là một bậc minh quân:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn.
....
Nếu em muốn câu trả lời không bị xóa thì nhớ ghi ''Tham khảo'' còn nếu không câu trả lời bay màu đừng có hỏi tại sao. Nhắc lần đầu cũng như lần cuối đấy!
Nội dung:
● Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng
● Phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le. Qua đó khuyên nhủ mọi người phải biết giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình
Nghệ thuật:
● Hình ảnh ẩn dụ trong nhan đề.
● Lựa chọn ngôi kể thích hợp.
● Xây dựng nhân vật tài tình, thành công.
● Nghệ thuật đối lập nội tâm với ngoại cảnh
● Lời kể chân thành, giản dị, truyền cảm
nội dung:
- ca ngợi tình cảm của anh em
- phê phán bậc cha mẹ ko có trách nhiệm vs con của họ, đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. nên chúng ta cần giữ gìn gia đình hạnh phúc
nghệ thuật:
- hình ảnh ẩn dụ trong đề
- lựa chọn lời kể thích hợp
- xây dựng nv tài tình và thành công
- nghệ thuật đối lập nội tâm vs ngoại cảnh
- lời kể trân thành và giản dị
*cr:lazi*
Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ, ca dao, tục ngữ.
Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.
Vần lưng: Vần được gieo ở giữa dòng thơ.
Vần cách: Vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
Vần liền: Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
Vần chân: Vần được gieo ở cuối dòng thơ.
1.
Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.
Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.
Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:
Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.
Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.
Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.
Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.
Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.
Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.
Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?
Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..
Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.
Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.
2.
Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
Loại văn viết bằng những câu có vần với nhau, như thơ, ca, phú; phân biệt với văn xuôi.Văn xuôi là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp. Tiểu thuyết, sách giáo khoa và bài báo là tất cả các ví dụ về văn xuôi. Từ văn xuôi thường được sử dụng để đối lập với thơtruyền thống, đó là ngôn ngữ có cấu trúc thông thường và một đơn vị phổ biến của câu thơ dựa trên mét hoặc vần điệu. Tuy nhiên, như TS Eliot đã lưu ý, trong khi "sự phân biệt giữa câu thơ và văn xuôi là rõ ràng, sự phân biệt giữa thơ và văn xuôi là tối nghĩa";[1] sự phát triển trong văn học hiện đại, bao gồm thơ tự do và thơ văn xuôi, đã dẫn đến hai kỹ thuật chỉ ra hai kết thúc trên một phổ các cách để sáng tác ngôn ngữ, trái ngược với hai lựa chọn riêng biệt.