Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
MB: Đất nước ngày càng phát triển nên cuộc sống ngày càng đủ đầy. Điều kiện sống như vậy là nền tảng cho thanh thiếu niên học tập, rền luyện nhưng bên cạnh đó cũng tạo mặt tiêu cực khi học sinh k làm chủ bản thân, ăn chơi đua đòi k hợp vs lứa tuổi và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
TB: - Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của 1 số người bắt chước nhau, đua đòi về cách sống thích xài sang, chạy theo mốt.
- Thực trạng của hiện tượng này:
+ Trút bỏ những bộ đồng phục của trường m để mặc vào những bộ quần áo đáng trê trách.
+ Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng...
=>Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa .
+ Có những người còn là hs lớp 8,9 đã đến lớp vs tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua .Họ cứ ngỡ m là nguời tiên phong trong lĩnh vực thời trang.
- Tác hại: Tiêu tốn tiền của, tgian 1 cách vô ích.
Tệ hại hơn họ còn biến m thành kẻ khác người vs tóc tai quần áo dị thường.
Để có tiền mua họ vòi vĩnh bố mẹ , thậm chí vì những bộ híp hốp ấy họ sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp=>sa vào tệ nạn khác :ma túy, cờ bạc
==>Ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ mang tiếng xấu.
- Lời khuyên và biện pháp
KB: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đấy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.
Vậy thế nào là "’học đi đôi với hành”? Thế nào là "theo điều học mà làm"? Học là học tập, học văn hoá, ngoại ngữ… học lý thuyết về khoa học kỹ thuật… Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hoá, lý thuyết, vừa tập tành vận dụng; lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được để làm ăn, phải biết làm theo điều đã học để phục vụ sản xuất, phục vụ cho việc tu dưỡng rèn luyện của bản thân và ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ "Học là bắt chước, học là cần cho biết, học là để mà làm".
Học đi đôi với hành là cách học phải hiểu và ứng dụng điều học có hiệu quả, điều đó khác với việc học chay, học vẹt, học lý thuyết suông, học một cách máy móc, sáo rỗng, có thể đọc nghìn cuốn sách "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn Phu Tử chê trách. Cho nên học tập phải thu nhận được kết quả thiết thực và hữu ích.
Học luân lí để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội và nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa… mà còn để bồi dưỡng tâm hồn… Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nóỉ một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật… cho oai! Nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên cực kỳ quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kỹ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính… đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phổ thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xoả đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh… không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp… là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo… trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng, cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lý thuyết được khắc sâu, lý thuyết được thực hành soi sáng, vừa học tập, vừa ôn vừa luyện nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi: "Tuổi trẻ sáng tạo" ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phật minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập; sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kỹ thuật, để phục vụ công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật”, mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" – 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hoà bình"…
Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ S!
Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn của nhiều lĩnh vực. Không những thế, Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch tuyệt vời của đất Việt, là nơi bạn để bạn khám phá những danh lam thắng cảnh đẹp xinh, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hương vị đặc trưng và tận hưởng những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp.
Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, trong số đó có thể kể đến như bãi biển Mỹ Khê, biển Nam Ô, biển Phạm Văn Đồng, bãi Ghềnh Bàng,... Đến với thành phố biển, bạn có thể dành cả ngày để đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, ngắm nhìn những con sóng vỗ, dạo chơi trên bãi cát mịn và thưởng thức vẻ đẹp của biển trời mênh mông vời vợi. Nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kỳ ảo Đà Nẵng không chỉ có biển, mà còn có những ngọn núi kỳ vĩ, sừng sững bao bọc thành phố. Du khách có thể dành thời gian để khám phá núi Ngũ Hành Sơn hay núi Bà Nà. Đồng thời, bạn cũng có thể vui chơi tại những khu du lịch gần ngay thành phố như Suối Mơ hay tham quan chùa Linh Ứng - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Đà của biển cả trong thời khắc bình minh và hoàng hôn.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mưu sinh ngày càng cao thì con người lại càng muốn quay mình trở về với thiên nhiên. Nếu vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều khách du lịch vì những giá trị về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình hấp dẫn khách du lịch vì những cảnh quan kì bí, hùng vĩ lẫn về những giá trị về địa chất thì bán đảo Sơn Trà lại thu hút du khách đến thăm bởi sự thanh bình, yên lặng và hệ sinh thái động thực vật lẫn những câu chuyện bí ẩn, huyền ảo hấp dẫn.
Thiên nhiên vốn dành cho những ai biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của nó. Con người, dù sống trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn thì đều có những nỗi phiền muộn riêng mà không ai có thể giải quyết được. Ngay chính những lúc ấy, bản chất con người – vốn được tạo hóa ban tặng – lại muốn quay trở về với thiên nhiên, với những cánh đồng, ngọn cỏ xanh mướt lung lay trong gió thoảng để lặng mình đi, tìm về với chính mình, để buông xuôi hết những gánh nặng, muộn phiền trong lòng và bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) sẽ giúp những ai đang muốn về với thiên nhiên tìm được một khoảng không gian yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn.Thời xưa, bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo gồm có ba ngọn núi. ngọn núi phía Đông Nam hướng ra biển như hình con Nghê nên người ta thường gọi là ngọn Nghê. ngọn núi phía Tây có hình dạng giống mỏ của con diều hâu nên thường gọi là núi Diều Hầu và ngọn núi phía Bắc hướng ra biển Đông dài như cổ của một con ngựa nên người ta gọi luôn là ngọn Cổ Ngựa. Chạy theo dòng chảy của thời gian, dòng nước biển chảy ven bờ tải bồi đắp phù sa lên tạo thành một dãy đất chạy từ đất liền ra đảo và tạo nên bán đảo Sơn Trà như ngày hôm nay. Kể từ khi Sơn Trà được hình thành, có thể nói nơi đây đã trở thành căn cứ trọng điểm được triều đình nhà Nguyễn cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu. Từ đó, ta có thể hiểu được rằng tại sao ngày ấy, khi Pháp và Mỹ đổ bộ tấn công việt nam đều chọn Sơn Trà là nơi tấn công đầu tiên và được Mỹ cho xây dựng ở Sơn Trà làm cơ sở chủ yếu về mọi mặt bởi nơi đây có vị trí chiến lược không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn đối với các nước ở Đông Nam Á. Sau khi thoát khỏi chiến tranh, ngày nay, bán đảo Sơn Trà có thể xem là một điểm chấm, là phần cuối cùng của dãy núi trường Sơn Bắc, cùng đèo Hải Vân hướng ra biển đông với diện tích khoảng 4439 ha. Sơn Trà được xem như cảnh ở tiên giới với đỉnh núi cao nhất là 696 mét, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 15km, nơi rộng nhất là 6km, hẹp nhất khoảng 2km với chu vi của bán đảo chừng 50km. Đối với người dân nơi đây, bán đảo Sơn Trà như chiếc là phổi xanh của con người Đà Nẵng bởi cảnh quan vô cùng xinh đẹp với thành phần loài động thực vật lớn. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 100 loài, trong đó có các loài quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ đuôi dài, …hay những loài cây quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, chò chỉ, chò đen,…mà chỉ ở sơn trà mới tồn tại lẫn thêm vào đó là rừng nguyên sinh với những cây cối xanh tươi trong bầu khí hậu mát mẻ, trong lành đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng lí tưởng cho những con người yêu khám phá thiên nhiên, cho những ai muốn trở về mẹ thiên nhiên.
Cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 7km về hướng đông Bắc, khách du lịch có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc đi thuyền dọc con sông Hàn để đến nơi ” bồng lai tiên cảnh ” này với những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà, khách du lịch sẽ đi qua Đồi Vọng Cảnh ( nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh Sơn Trà ). Đồi Vọng Cảnh nằm ở độ cao khoảng 600 mét, đây được xem là địa điểm dừng chân và khám phá vô cùng ấn tượng cho khách du lịch bằng đường bộ. Đồi Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên đứng từ đây, du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngọc ( Hòn Chảo ), trạm ra đa và đèo Hải Vân. Trước nhà Vọng Cảnh có đặt hình đá con khỉ, tượng trưng cho biểu tượng của bán đảo Sơn Trà ( xưa thường gọi là núi khỉ ). Đứng tại nơi đây, du khách có thể chụp được những bức ảnh vô cùng đẹp trước cảnh núi thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, tại nơi đây, khách du lịch có thể nghĩ ngơi hoặc hít một hơi thật sâu, hưởng thụ bầu không khí và không gian tuyệt đẹp nơi đây. Tiếp bước cho cuộc hành trình khám phá Sơn Trà, du khách sẽ bước đến một không gian hoàn toàn khác lạ mang tên ” Bàn Cờ Tiên “. Đường lên Bàn Cờ Tiên vô cùng lắc lẻo, khó khăn nhưng khi lên tới nơi, bạn sẽ quên đi hết những mệt nhọc bởi quang cảnh nơi đây được ví như ” bồng lai tiên cảnh ” trong những bộ phim cổ trang hay những câu chuyện huyền thoại. Cái tên Bàn Cờ Tiên cũng là bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại. Có thể tóm tắt như sau: xưa, có một số thi nhân đi lên núi giữa lúc trời còn chưa sáng và nghe thấy tiếng cười nói của ai đó bên kia vọng lại nhưng khi họ tới đó, chỉ thấy một bàn cờ còn đang chơi dang dở. Từ đó họ cho rằng tiếng cười nói đó là của những vị tiên xuống trần chơi đánh cờ nhưng nghe tiếng của con người, họ vội bay đi mà quên mang theo bàn cờ…Tất cả câu chuyện về cái tên Bàn Cờ Tiên đều được ghi lại lên một tấm bảng được đặt trên ngọn núi cao khoảng 700 mét ấy. Quên câu chuyện huyền thoại ấy đi, khách du lịch mỗi khi lên đây đều đắm chìm trong không gian cao mênh mông, nhìn lên thấy trời xanh vô tận, nhìn xuống thấy toàn thành phố Đã Nẵng uy nghi và tráng lệ. Có lẽ thời gian thích hợp nhất để du khách hưởng thụ cảnh đẹp của Bàn Cờ Tiên là vào lúc ánh bình minh, khi mà dòng người còn chìm trong giấc ngủ, thiên nhiên chỉ vừa mới tỉnh giấc. Men theo sườn núi về phía Đông Nam Sơn Trà, du khách sẽ đến với rừng núi xanh tươi Cây Đa Đại Thụ. Tại đây, tiểu khu 63 của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa, chúng tạo thành một quần thể đa nhưng trong đó có duy nhất một cây đa có nhiều rễ đâm sâu xuống lòng đất tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lỳ lạ nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Cây Đa Đại Thụ ( hay còn gọi là Bách Niên Ngàn Năm, Cây Đa Ngàn Năm ) có chu vi khoảng 10 mét, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25 mét, theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà. Đã từng có rất nhiều người đến đây, ngắm nghía cây đa này với một câu hỏi ” cây đa này đã bao nhiêu tuổi? “. Câu hỏi đó cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời nhưng chính sự thắc mắc đấy đã hấp dẫn nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng, chụp ảnh,…Sau chặng đường khám phá Sơn Trà, cuối cùng, du khách sẽ dừng chân tại chùa Linh Ứng. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 693 mét, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc với tượng phât Quan Âm cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét. Đây được xem là ngôi chùa có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm lưng hướng về núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lồ như ban phúc, chúc bình an cho những người dân nơi đây, nhất là những người ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuận lợi bình an.
Ngoài những địa điểm du lịch trên, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Mắt Thần Đông Dương, Bãi Đá Đen, Mũi Nghê,…Hơn nữa, đến với Sơn Trà còn có các hoạt động du lịch khác như câu cá, tắm biển, lặn ngắm sa hô, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, team building,…với những món ăn vô cùng độc đáo.
Đến với bán đảo Sơn Trà, du khách như được về với chính ngôi nhà của mình, như được hòa mình vào với thiên nhiên, với vũ trụ. Hãy đến với Sơn Trà một lần, bạn sẽ tìm thấy được chính mình, sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng về nơi đây.
TK:
Đẹp như một lãng hoa giữa lòng thành phố, Hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cù rêu phong, các tòa nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Nước hồ xanh ngắt quanh năm nên xưa hồ có tên là hồ Lục Thủy. Truyển thuyết kể rằng : Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10 năm dài chống quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Sau khi giành lại được thành Thăng Long, vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên hồ, gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì con rùa đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điẻm lành, đất nước có giặc, rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lấy lại. Bởi vậy đặt tên hồ là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là Hồ Gươm.
Rùa là một trong bốn vật linh (long, lân, quy, phượng) trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm, có đòi lần nhô lên mặt nước, thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi lên mặt hồ.
Trong mặt hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bể long lanh bóng nước.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đâm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phô phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyển ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay.
Mùa nào tình nấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên ta xưa.
Bạn tham khảo bài thuyết minh sau về núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng nhé:
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sấm rền Non Nước, mây đà chuyển mưa”
Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, với những cây cầu bắc qua sông Hàn, với những nét đẹp văn hóa con người an nhiên, hiếu khách và nhiệt tình. Một trong những điểm làm nên thương hiệu Đà Nẵng phải kể đến “ Nam thiên danh thắng” Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước nằm về phía Đông Nam cách trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng khoảng tám kilomet, có tên gọi từ đời vua Minh Mạng dưới thời Nguyễn khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn.
Trong các tài liệu cổ xưa, núi Ngũ Hành đã xuất hiện hơn năm thế kỷ từ thời Hậu Lê trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư đều có ghi:” Non nước sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm và từ truyền thuyết người dân lưu truyền trong dân gian rằng năm ngọn núi là năm mãnh vỡ từ trứng Rồng hóa thành.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nơi đây từng bị địch tàn phá bởi Ngũ Hành Sơn có lợi thế chiến lược với địa hình núi non, hang động bao quanh.
Không phải ngẫu nhiên mà Ngũ Hành Sơn được mệnh danh là “ Nam Thiên danh thắng” bởi nơi đây có phong cảnh rất đẹp và nên thơ, nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa, là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên huyền ảo thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn mang một vẻ đẹp rất riêng, cái riêng ấy thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Núi bao gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển : Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn, mỗi ngọn lại mang những nét rất riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong.
Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu.
Mở đầu cho bộ Ngũ Hành Sơn là Kim Sơn, nằm ở phía bắc hai ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.
Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
Tiếp đến là Mộc Sơn, ngọn núi nằm ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là “mộc” nhưng cây cối ở đây rất ít. Người thế kỉ trước kể lại rằng, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.
Kế tiếp là một ngọn núi được biết đến nhiều nhất và đẹp nhất về phong cảnh khi nhìn từ trên xuống, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, Thủy Sơn còn có tên gọi là núi Tam Thai bởi núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng.
Không chỉ vậy nơi đây lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai, đồng thời Thủy Sơn cũng là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.
Hỏa Sơn là ngọn núi thứ tư trong bộ Ngũ Hành Sơn, ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.
Cuối cùng là Thổ Sơn, đây là ngọn núi đất, thấp nhất, nhưng cũng dài nhất, hình dáng giống như còn rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.
Tương truyền Thổ Sơn từng là nơi linh địa, được người Chăm chọn làm nơi cư trú, đến nay vẫn còn dấu vết của một kiến trúc Chăm. Ở chân núi có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo.
Có thể nói Ngũ Hành Sơn chứa đựng vẻ đẹp của cả đất trời, tạo hóa mang một vẻ đẹp vừa thoáng đãng lãng mạn, vừa trầm mặc cổ kính , lưu giữ những giá trị to lớn về văn hóa, tâm linh và lịch sử nước nhà, đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng và là điểm đến tham quan, chiêm bái của những du khách từ trong và ngoài nước cũng như người dân bản địa.
rong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ được tạo nên từ những mảnh ghép của số phận, mỗi con người đều xác lập cho bản thân những mục đích sống khác nhau. Nếu như có người muốn phục vụ, cống hiến hết mình với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng thì trong xã hội vẫn còn tồn tại những quan niệm sống tiêu cực, bị cuốn theo vòng xoáy của hư danh, quyền lợi cũng như thế lực của đồng tiền chi phối. Đó cũng là những biểu hiện của thói "hám danh, hám lợi" đang diễn ra phổ biến hiện nay. "Hám" mang ý nghĩa chỉ sự yêu thích vượt ngưỡng giới hạn, không còn phân biệt được đúng - sai, phải - trái mà chỉ quan tâm đạt được thứ mình muốn; còn "danh" là khái niệm chỉ danh vọng, tiếng tăm, "lợi" là lợi ích, quyền lợi cá nhân. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống của con người tồn tại rất nhiều kẻ hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để có được danh vọng và chiếm đoạt lợi ích chung để thu vén, thỏa mãn lòng tham của bản thân. Kết quả chấm thẩm định kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019 chính là minh chứng tiêu biểu thể hiện thói "hám danh, hám lợi" đang lan truyền với tốc độ mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Hàng loạt bài thi được "hô biến" và với kết quả cao đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về căn bệnh thành tích trong thi cử. Hiện tượng này xuất phát từ tư tưởng sai lệch của phụ huynh học sinh khi muốn tạo nên một chiếc vỏ bọc hoàn mĩ về danh tiếng, lợi ích và nghề nghiệp tương lai. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, thói hám danh hám lợi sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, căn bệnh này sẽ sản sinh ra một thế hệ "hữu danh vô thực", sùng bái và mải miết chạy đua với vòng danh lợi để thỏa mãn tham vọng quyền lực của bản thân. Đó là những con người sử dụng đồng tiền để mua bằng cấp giả nhằm tạo ra "hư danh". Ngoài ra, thói hám danh hám lợi còn là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người bất chấp mọi thủ đoạn, lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, thậm chí tước đoạt những lợi ích chính đáng của người khác. Vụ án lừa đảo của Địa ốc Alibaba với con số khổng lồ về số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này. Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến việc con người luôn mải mê chạy theo vòng danh lợi? Như chúng ta đã biết, mỗi một cá nhân tồn tại trong xã hội sẽ xác lập cho bản thân những mục tiêu, mục đích sống khác nhau. Bên cạnh những người luôn ngời sáng lí tưởng cao đẹp của sự cống hiến, hi sinh thì vẫn có những người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của danh lợi với quan điểm sống lệch lạc. Đặc biệt, ở mọi thời đại, sự lên ngôi và sức mạnh vạn năng của quyền lực và đồng tiền cũng chính là nguyên nhân khiến cho con người bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của bản thân. Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định thói ham danh, hám lợi là một căn bệnh tiêu cực cần bị bài trừ, loại bỏ. Để làm được điều này, con người cần hình thành, rèn luyện những lối sống tích cực, đặc biệt là đức tính giản dị. Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc chính là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống giản dị, công chính: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi" (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đồng thời, chúng ta cần biết tu thân, dưỡng đức để chiến thắng những ham muốn nhỏ nhen cùng những toan tính tầm thường. Như vậy, thói ham danh hám lợi là một vấn đề mang tính thời sự và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống xã hội. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ngăn chặn những biểu hiện của bệnh thành tích thông qua việc học thật, thi thật để khẳng định năng lực của bản thân.