Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
- Sự tiếp thu có chọn lọc mang bản sắc đặc trưng riêng của văn minh Đại Việt.
+ Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
+ Văn hoá dân gian:
Văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, hò, vè.
Trò chơi dân gian: đánh phết, đánh đu, chọi trâu, lò cò, ô ăn quan... đến nay vẫn còn bắt gặp, nhất là trong ngày hội làng.
Trong dân gian đã nung đợc nhiều loại men gốm bền đẹp: men ngọc, men hoa nâu, men nhiều màu.
+ Hội hoạ: Tranh Đông Hồ
+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-neu-nhung-thanh-tuu-chu-yeu-ve-van-hoa-giao-duc-c82a13920.html#ixzz5VhbmIKf2
* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Xuất hiện công cụ bằng sắt làm cho diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.
* Về xã hội:
- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
- Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
- Khi nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.
⟹ Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN và được xác lập vào thời Hán.
Bài làm
Chế độ pk của Trung Quốc được hình thành dựa trên nền tảng chế độ chiếm hữu nô lệ ( thời nhà Hạ, Thương , Chu ). Chính thức bắt đầu từ cuối thời chiến quốc ( cát cứ lãnh địa ). Và hình thành nên chính quyền trung ương ( triều đình tập quyền ) đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bởi Tần Thủy Hoàng Đế ( Doanh Chính, về nguồn gốc thì có nhiều ý kiến-tin tưởng nhất có thể là con của Lã Bất Vi ). Thủy hoàng truyền ngôi cho con là Hồ Hợi ( nhị thế ). sau này bị lật đổ bởi Hạng Vũ và Lưu Bang. Hán - sở tranh hùng, Lưu Bang thắng => có thiên hạ => lập ra nhà hán ( người Trung Quốc thường coi mình là người hán và gọi sắc dân khác là ngoại tộc, mandi. họ thường chửi người Mãn Châu ( triều thanh) là " chó Mãn Châu " . Sau nhà Hán còn nhiều nhà nữa. Tóm tắt vậy thôi. muốn biết thêm có thể tham khảo:
1. Đại cương lịch sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê ( dễ hiểu )
2.Các bộ phim: Tam Quốc diễn nghĩa, Hán sở tranh hùng, Tần thủy hoàng, thanh cung 13 hoàng triều...
3.Các sách lịch sử chuyên khảo của NXB giáo dục ( thông tin chuẩn )\
# Học tốt #
1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí... Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".
2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ. Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn. Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427. 4. Lương Thế Vinh (1442 - ? ) Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".
- Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
Nội dung | Kinh tế lãnh địa | Kinh tế thành thị |
Sản xuất chủ yếu | Nông nghiệp | Thủ công nghiệp |
Tính chất | Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. | Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng. |
Vai trò | Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến | Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |
#Châu's ngốc
-Cho biết sự đa dạng về văn hóa thời phong kiến.
https://h.vn/hoi-dap/question/81795.html
-Nêu những hiểu biết về tác phẩm của 2 nhân vật Lý Bạch và Lê-ô-na đơ Vanh-xi
https://h.vn/hoi-dap/question/85091.html
Bạn tham khảo nha !
Mk ngại viết vì còn 1 đống bài tập về nhà !
Văn hóa thời Phong Kiến ở Phương Đông và Phương Tây pát triern đa dạng với bản sắc riêng:
- Phương Đông:
+ Chịu sự chi phối của các hệ tử tưởng, tôn giáo: Nho Giaso, Phật Giaso, tiêu biểu là Khổng Tử.
- Phương Tây:
+ Chịu sự chi phối của nhà thở và đạo Ki-tô.
+ Văn hóa Phục Hưng là đỉnh cao của văn hóa châu Âu, tiêu biểu là: Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Đê-các-tơ, Sếch-xpia,..
Trung Quốc có tứ đại phát minh là:
- Nghề làm giấy
- Nghề in
-La bàn
- Thuốc súng
nếu có gì sai sót thì mong bạn bỏ qua nha:))
#CHÚC BẠN HỌC TỐT