K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

Văn hóa chăm - pa là một phần quan trọng của nền văn hóa của dân tộc Chăm tại Việt Nam. Nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời cũng giúp tăng cường sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Văn hóa chăm - pa bao gồm nhiều hoạt động văn hóa như múa, ca hát, trang phục, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Những hoạt động này thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Chăm, đồng thời cũng giúp tạo ra một không gian văn hóa độc đáo và thu hút du khách. Ngoài ra, văn hóa chăm - pa còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm. Những giá trị này bao gồm tôn giáo, phong tục, tập quán và lịch sử. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa chăm - pa giúp duy trì và phát huy những giá trị này, đồng thời cũng giúp tăng cường sự tự hào và nhận thức về văn hóa dân tộc. Tóm lại, văn hóa chăm - pa có ý nghĩa rất lớn đối với nền văn hóa của dân tộc ta. Nó giúp tăng cường sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm.

15 tháng 5 2023
Văn hóa Chăm-Pa là một phần quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, tổ chức hành chính, văn hoá và tôn giáo của cộng đồng này rất khác biệt so với những cộng đồng khác trong nước. Văn hóa Chăm-Pa có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa của dân tộc ta như sau:1. Nâng cao tính đa dạng văn hóa: Văn hóa của dân tộc Chăm-Pa là một phần không thể thiếu của sự đa dạng văn hóa Việt Nam, giúp nâng cao tính đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.2. Tôn vinh giá trị văn hóa: Văn hóa Chăm-Pa đã tạo nên những giá trị văn hoá độc đáo, đặc trưng cho dân tộc Chăm-Pa, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam, giúp cho các giá trị văn hóa này được tôn vinh, bảo tồn và phát triển.3. Tạo nên sự kết nối giữa các dân tộc: Văn hóa Chăm-Pa là một phần của văn hóa Việt Nam, giúp tạo nên sự kết nối, giao lưu giữa các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, hoà nhập và trao đổi văn hóa giữa các cộng đồng.4. Phát triển du lịch: Văn hóa Chăm-Pa cũng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, giúp tạo điều kiện cho du khách khám phá, tìm hiểu về văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm-Pa và đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.  
12 tháng 5 2017

Đáp án A

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc

16 tháng 1 2022

Câu 2:

     -Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời-nhà nước Văn Lang.

     -Ý Nghĩa:

+Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt, mở đầu cho nền văn minh sông Hồng.

+Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ rất sớm. Nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống lâu đời đặt cơ sở cho nhà nước Văn Lang ở giai đoạn sau này.

Câu 3:

     Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á (tín ngưỡng tôn giáo, chữ viết – văn học, kiến trúc điêu khắc) trong những thế kỷ đầu Công nguyên:

1.Tín ngưỡng – tôn giáo

– Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân glan như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

2. Chữ viết – văn học

– Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.

– Riêng người Việt thi kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

– Bên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, họ ve,…), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của nguời Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc minh nhu: Phạ lắc- Pha Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm Kẻ (Cam-pu-chia),…

3. Kiến trúc – điêu khắc 

– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Án Độ giáo, Phật giáo.

– Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Lara Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),..

– Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…

Tham Khảo: Cúng ông Công, ông Táo:Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.        

Đi thăm mộ tổ tiên: Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Đi lễ chùa đầu năm:đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.

Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp

5 tháng 4 2016

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

29 tháng 3 2017

nhớ viết đúng chính tả nha bạn

3 tháng 1 2024

Đất nước Việt Nam từ sớm đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập đến như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Tây Âu… Nền văn học Ấn Độ cũng được yêu thích ở Việt Nam, mà nổi tiếng Nhất đó là bộ sử thi Ramayana.

Việt Nam tiếp xúc với Phật giáo vào khoảng đầu Công nguyên với màu sắc của Tiểu thừa Nam tông, và thành lập nên trung tâm Phật giáo lớn nhất là Luy Lâu, ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Về sau, từ Trung Hoa, Phật giáo Đại thừa du hành vào nước ta vào khoảng  thế kỷ thứ IV – V. Từ đó đạo Phật đã được phổ biến rộng khắp trong quần chúng nhân dân mà phát triển cực thịnh là vào thời Lý – Trần. Những di tích như là thánh địa Mỹ Sơn đã chỉ rõ ra sự tồn tại của Ấn Độ giáo và là một công trình vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu mà tiêu biểu ở ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.

Ở Việt Nam, người Chăm có các lễ hội đền tháp  như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm.

Còn với ẩm thực, như là món cà ri Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam thì người Việt,  đã biến tấu bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.

30 tháng 4 2016

Câu 1: Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...

Câu 2: Công lao của Ngô Quyền:

+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+ Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc và có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 

25 tháng 2 2018

MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam - điểm đến du lịch của thiên niên kỷ - Đó là một lời chào của đất nước Việt Nam chúng ta. Trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau xa xôi. Đất nước Việt Nam thống nhất lãnh thổ từ Bắc đến Nam chạy dài suốt biển Đông cùng dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Đất nước cong cong hình chữ S, gánh lấy sứ mệnh nối liền dải đất Miền Trung đầy nắng và gió. Nơi đây đã từng tồn tại một nền văn hoá vô cùng rực rỡ là nền văn hoá nơi đến của cư dân Chăm Pa. Việt Nam một đất nước phải gánh chịu trên vai mình suốt chiều dài lịch sử là những cuộc chiến tranh đẫm máu, là những cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ để chống áp bức, chống nô dịch và chống đồng hoá. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử “ta vẫn là ta” vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc, giữ được nét riêng truyền thống thiêng liêng của đất nước. Là cửa ngõ thông thương nằm trên trục đường giao thương buôn bán của thế giới, Việt Nam có một vị trí vô cùng chiến lược cho sự trung chuyển và phát triển kinh tế từ lâu đời. Nhưng đó cũng chính là những điểm mà kẻ thù luôn luôn tranh thủ và nhòm ngó để xâm chiếm. Đất nước còn lại hôm nay đó chính là một quá trình đấu tranh gian cường và anh dũng để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền văn hoá, bảo vệ cái ý thức cộng đồng tồn tại trong mỗi con người. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của lòng yêu nước, của ý chí và của những con người anh hùng. Lịch sử Việt Nam là những trang đầy máu và nước mắt cũng là những trang sử vinh quang và hào hùng. Đó là một sức mạnh không gì có thể lay chuyển, là sức mạnh của sự đoàn kết keo sơn chung sức chung lòng đấu tranh bảo vệ, là sức mạnh của tình nhân ái một lòng bao dung. Đó là tinh thần hoà hợp sống với nhau của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. Chăm Pa-nhắc đến nó chúng ta có thể hình dung ra được rằng những giá trị văn hoá vô cùng độc đáo còn lại cho đến ngày nay mà không ở đâu trên đất nước Việt Nam này có được. Là những di sản văn hoá của thế giới. Nền văn hoá của cư dân Chăm Pa đã tồn tại một thời rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam để lại những thành tựu vô cùng quý giá. Một vương quốc nằm ở miền đất Nam Trung Bộ-nơi đây thực sự hội tụ đủ các yếu tố cho sự p

hát triển của một nền văn hoá. Với vị trí thuận lợi, cư dân đã định cư lâu đời ở đây. Đã xây dựng cho mình một phức hợp văn hoá đủ các loại hình. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Vương quốc Chăm Pa vẫn tồn tại được trong một thời gian dài gần mười thế kỷ. Bằng chính sự lao động không mệt mỏi và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nền văn minh của chính họ bằng những giá trị văn hoá độc đáo trải dài từ suốt dải đất miền Trung đầy nắng và gió cho đến vùng đất phía Nam trù phú của tổ quốc. Nền văn minh Chăm Pa đã tồn tại từ II đến XIX. Đó là một quá trình mà cư dân Chăm Pa đã sinh sống và tạo ra nền văn hoá của chính họ, một nền văn hoá hội tụ đủ yếu tố bản địa vô cùng độc đáo, chúng cũng có những yếu tố du nhập vào đây chất sáng tạo. Đó là một quá trình giao lưu văn hoá, của sự phân ly và tích hợp, để rồi cải biến một cách tuyệt vời để biến cái ngoại lai thành cái nội sinh. Quá trình giao lưu văn hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực từ văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật điêu khắc, văn học trên nền tảng của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi nhất của cư dân Chăm Pa có được.