Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cầu hiền chiếu | Tôi có một ước mơ | Một thời đại trong thi ca. | |
Luận đề | Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước | Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ | Tinh thần của Thơ mới |
Luận điểm | - Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài. - Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước - Lời bố cáo | - Thực trạng cuộc sống người da đen. - Cuộc đấu tranh của những người da đen. - Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ | - Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới. - Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới. - Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca. |
Các yếu tố bổ trợ | - Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự… - Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ. - Từ ngữ giàu sức gợi. | - Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự… - Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. | - Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ - Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế. |
Đoạn văn tham khảo
Thông điệp về ước mơ được sống bình đẳng, tự do của những người bị nạn phân biệt chủng tộc hành hạ, gò bó là điều mà văn bản Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh muốn truyền tải đến người đọc và người nghe. Tự do, bình đẳng là những yếu tố tiêu quyết và vô cùng quan trọng để con người có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống và làm những gì mình thích. Mỗi một quốc gia hay bất cứ đâu trên thế giới con người đều mưu cầu sự tự do, bình đẳng. Sống được tự do, bình đẳng mới là sống, có tự do con người mới có thể phát triển bản thân, làm những thứ mình thích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu không có tự do, bình đẳng con người sẽ không có được hạnh phúc, sẽ phải sống trong nỗi thống khổ của cảnh bị đàn áp, áp bức, cuộc sống sẽ chìm trong lầm than, đau khổ. Văn bản là một thông điệp hết sức ý nghĩa và nhân văn về việc kêu gọi và truyền tải sự tích cực; đòi hỏi về sự tự do, công bằng cho những người Mỹ gốc Phi tại đất nước Mỹ. Chúng ta nên lên án và có những chính sách quyết liệt giúp xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các nước trên thế giới để mọi người dân đều được sống với ước mơ tự do và bình đẳng của mình.
Từ bài diễn văn Tôi có một ước mơ, bài học được rút ra trong việc tạo lập một văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục là:
- Tạo lập văn bản nghị luận gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,…. Các thành tố này phải được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, thuyết phục người đọc.
- Biết vận dụng kết hợp đa dạng các phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ.
a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại
- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản
+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...
- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được
b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước
- Thể loại: bình luận thời sự
- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”
Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp
c, Việt Nam đi tới
- Thể loại: xã luận trên báo
- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới
c, Văn bản Việt Nam đi tới
Thể loại: Xã luận
- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng
- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...
Tham khảo
Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là lời kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
Luận đề ấy đã được triển khai qua 3 phần:
+ Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen (bị đối xử bất công,…).
+ Phần 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da đen.
+ Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở Mỹ.
Nhan đề cho thấy văn bản cung cấp thông tin về những nét đặc sắc của hang Sơn Đoòng – hang động có 1 không 2 trên thế giới.
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cùng với bi kịch của Vũ Như Tô đã nhắc nhở mỗi chúng ta về ước mơ chân chính trong cuộc sống. Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”. Ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. Nếu không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.
Đề 1
Thuyết minh về tác phẩm “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) - Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
“Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
Đề 2
Thuyết minh về tầm quan trọng của việc học tập trong xã hội hiện nay
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.
Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video... Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi" ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ, diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một vũ trụ rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nua. Và hiển nhiên, những người "có học" sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa không chỉ nói lên con người mà nó còn giúp mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử... Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử... sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.
Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học tập hay làm việc mà chỉ muốn ăn chơi va dần sa đọa vào tệ nạn xã hội dẫn đến những hậu quả thương tâm.
Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.
Vấn đề trọng tâm được đề cập ở văn bản Tôi có một ước mơ: khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.