Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Các biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người là:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
- Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
a) So sánh
- Tổng sản lượng thuỷ sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).
- Sản lượng thuỷ sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).
- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản cao hơn so Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).
b) Giải thích
- Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
+ Có đường bờ biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
+ Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
+ Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trương Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn vùng Bắc Trung Bộ.
+ Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sơ chế hải sản,...
- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển,... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho họat động đánh bắt,...
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Đáp án: D
Giải thích: Các vấn đề được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
- Vấn đề thuỷ lợi.
- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.
- Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
Đáp án: B
Giải thích: Ngành cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế rất lớn, điển hình như nước mắm, các loại cá quý (cá ngừ, cá thu, cá hồng,…),… nhưng hiện nay, sản lượng cá đang suy giảm do khai thác, ô nhiễm môi trường,… Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá của vùng hiện nay là khai thác hợp lí kết hợp với việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.