K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

"Ca Huế Trên Sông Hương" thuộc thể loại: ký

Các văn bản cùng thể loại: "Cô Tô" , "Cây Tre Việt Nam"...

3 tháng 4 2017

Thể loại: bút kí

Văn bản cùng thể loại: Môt thứ quà của lúa non: Cốm

26 tháng 3 2017

viết theo thể loại tùy bút bút kí

một thứ quà cốm của lúa non cốm

28 tháng 3 2017

-Văn bản trên được viết theo thể loại bút kí.

- Tên một vài văn bản cùng thể loại: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Cô Tô, .....

__Chúc bạn học tốt__

3 tháng 4 2017

thể loại bút kíVí dụ Dế Mèn phiêu lưu kí, Cô Tô,cây tre Việt Nam,Mùa xuân của tôi,.

3 tháng 4 2017

Xét về thể loại bài Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí.Xét về tính chất,bút kí gần với tùy bút.Cả hai loại đều là thể kí,tức là những ghi chép về người thật,việc thật nhưng mang lại sắc thái trữ tình.Tuy nhiên so với tùy bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khác quan rõ nét hơn.Trong bút kí,các nhân vật sự kiện được miêu tả khá chi tiết.Tình cảm,thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn,miêu tả đối tượng

VD:Tác phẩm 1 thứ quà của lúa non cốm của tác giả Thạch Lam(thể loại tùy bút)

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:Cố đô Huế là 1 thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương.Đã có rất nhiều câu ca dao nói về xứ Huế 'Đường vô xứ Huế quanh quanh -Non xanh nước biếc như tranh họa đồ-Ai vô xứ Huế thì vô'.Đặc điểm của Huế là Huế đẹp, Huế thơ,Huế mộng mơ.Người xứ Huế thanh lịch.Huế nổi tiếng với nhiều di sản văn hóa như :Nhã nhạc cung đình Huế,Cố đô Huế.......

Câu 2:Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú,đa dạng.Có rất nhiều điệu hò:chèo cạn,bài thai,đưa linh,giã gạo,ru em,giã vôi,giã điệp,bài chòi,bài tiệm,nàng vung,hò lơ,hò ô,xay lúa,hò nện......Các điệu hát lý có:Lý con sáo,lý hoài xuân, hoài nam,nam ai ,nam bình,quả phụ,nam xuân,tương tư khúc,hành vân,tứ đại cảnh

-Các nhạc cụ được nhắc tới gồm:đàn tranh,đàn nguyệt,tì bà,nhị,tam,đàn bầu, sáo,cặp xanh

Câu 3:Sau khi đọc đoạn văn trên cho người đọc biết Huế ko chỉ có các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử,Huế ko chỉ nổi tiếng với nón lá,bài thơ,các món ăn tinh tế,còn nổi tiếng bởi các là điệu dân ca và âm nhạc cung đình.Nghe ca Huế trên trong thuyền rồng trên Sông Hương là 1 thú tao nhã đầy quyến rũ

Câu 4

a)Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình Huế

b)Ca Huế sôi nổi,tươi vui,trang trọng,uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của 2 dòng nhạc.Sôi nổi tươi vui(có cả buồn cảm,bâng khuâng,tiếc thương ai oán)là có nguồn gốc từ nhạc dân gian.Còn trang trọng,uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình

6 tháng 4 2017

​a, văn bản ca huế trên sông hương là thể loại văn bản nhật dụng.

​+ văn bản có cùng thể loại là:bức thư của thủ lĩnh da đỏ , cầu long biên chứng nhân lịch sử, cổng trường mở ra.

b, -làn điệu ca huế :chèo cạn, bãi thải , đưa linh, giá gạo, ru em , giá vôi , già diệp , bài chòi, bài tiệm , nàng vung , hồ lô, hò ơ, xay lúa,hồ nền, lí con sáo, lí hoài xuân ,lí hoài nam ,nam ai, nam xuân, tương tư khúc, hành vân .

​-nhạc cụ: đàn tranh , đàn nguyệt ,tì bà, nhí , đàn tam, dan bau, sao, cặp sanh.

​-ngón đàn: ngón nhan, mo, vo ,va, ngon bam ,day, chop bung, ngon phi, ngon rai.

26 tháng 3 2017

Bạn viết thiếu đề phải không?

5 tháng 4 2017

a. Thể loại: bút kí. b. Làn điệu: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh. Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh. Ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. e. Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. g. Sau khi học xong văn bản này giúp em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế. Đó là điệu dân ca có sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình. Như vậy vùng đất Huế ko chỉ nổi tiếng bởi những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh mà nó còn nổi tiếng bởi các làm điệu dân ca. Dân ca Huế đó là 1 hình thức sinh hoạt văn hoá, được coi là 1 di sản, 1 món ăn tinh thần của người Huế nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung. Một sản phẩm tinh thần thật đáng trân trọng, tự hào. Mỗi chúng ta cần lưu truyền, bảo tồn và phát triển để làm điệu dân ca xứ Huế sống mãi cùng với thời gian, thể hiện bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt.

29 tháng 3 2017

a, Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí ( ví dụ bạn tự tìm nhé vì nó dễ )

b, Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

+) Đàn: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

c, Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

d, Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

e, Sau khi đọc bài văn, em biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .