Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Refer:
1, Các văn bản nhật dụng đã học :
1/ Cổng trường mở ra
-Nội dung: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.
Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục, khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người, khuyến khích tự lập tự bước đi trên đôi chân của mình
2/ Cuộc chia tay của những con búp bê
-Nội dung: Vấn đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của cả 2 em bé
Văn bản đề cập về vấn đề gia đình trong cuộc sống với lời nhắn nhủi đến mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ, hãy lắng nghe những mong ước cháy bỏng của tuổi thơ: mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc
3/ Mẹ tôi
- Nội dung: Nói về người mẹ có vai trò vô cùng quan trong trong gia đình. Phải yêu thương, kính trọng người mẹ của mình
Văn bản đề cập đến vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình và tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tính cảm thiêng liêng nhất đối vs mỗi con người.
4/ Ca Huế trên sông Hương
- Nội dung : Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế
- Thành công trong việc miêu tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.
2,
1. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
+ Nội dung: khẳng định chủ quyền nước Nam và quyết tâm chống giặc ngoại xâm
+ Nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép
2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
+ Nội dung: Chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị
+ Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm xúc, giọng thơ hân hoan, tự hào
3. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông
+ Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê
+ Nghệ thuật: điệp ngữ, tiểu đối, ngôn ngữ đậm chất hội họa
4. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi
+ Nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên đất Côn Sơn
+ Nghệ thuật: giọng điệu nhẹ nhàng êm ái, đại từ hô gọi "ta"
5. Sau phút chia li - Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm?
+ Nội dung: Nỗi sầu của người phụ nữ có chồng ra trận
+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, thể thơ song thất lục bát, điệp từ, điệp ngữ
6. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
+ Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ
+ Nghệ thuật: ẩn dụ, kết cấu chặt chẽ
7. Qua đèo ngang - bà Huyện Thanh Quan
+ Nội dung: nỗi niềm nhớ nước thương nhà
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình, phép đối, từ láy
8. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
+ Nội dung: tình bạn chân thành thắm thiết
+ Nghệ thuật: phép đối, nói quá, giọng điệu dí dỏm
9. Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh
+ Nội dung: sự gắn bó hòa hợp giữ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước
+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
10. Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
+ Nội dung:Tình yêu thiên nhiên, cảnh đêm trăng Việt Bắc
+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, liên tưởng, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
uộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt".
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".
Những câu văn mang luận điểm này:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.
- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:
- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Có người phạm sai lầm thì chán nản.
- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.
- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công.
- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.
=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a. - Bài văn nêu luận điểm: không sợ sai lầm.
- Các câu mang luận điểm:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
+ Thất bại là mẹ của thành công.
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. – Các luận cứ:
+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai làm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
=> Những luận cứ hiển nhiên giàu ý nghĩa thuyết phục.
c. Để lập luận chứng minh, bài Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, còn bài Không sợ sai lầm sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Biện pháp nghệ thuật
từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp :
-chuộng
-tự nhiên thế
-ko có gì lạ hết
-mê luyến mùa xuân
hình ảnh liên tưởng sóng đôi:
-non nước
- bướm hoa
-trăng gió
- trai gái
- mẹ con
Điệp ngữ :
- đùnđừn
Bổ sung phần điệp ngữ :
- đừng thương
-ai cấm
Tình cảm của con người với mùa xuân là 1 thứ tình cảm tất yếu và tự nhiên , nó như những tình cảm bất biến tự nhiên kia vậy gần như là bản năng của con người
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa.
Nhân hóa "Khuôn trang" thành "đầy đặn", nhân hóa "nét mày" thành "nở nang".
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.
b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)
c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa
d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.
- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.
e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.
vấn đề trong đoạn văn là : đừng bao giờ sợ sai lầm
BPNT: Liệt kê
so sánh
nhân hóa
tớ nghĩ thế thôi đấy nhé