Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai cây phong" là một tác phẩm sinh động, gợi tả sâu sắc về tình bạn gắn bó giữa con người- thiên nhiên, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ; tình yêu quê hương sâu nặng. Tác phẩm này là những trang hồi ký, hoài niệm về một ấu thơ vui vẻ bên những người bạn thiên nhiên. Chúng gắn bó với "tôi" như hình với bóng. Nếu được ngồi dưới tán lá sum suê và bóng râm mát rượi của hai cây phong thì thật là thích. Vào năm học cuối cùng, "chúng tôi" còn chạy lên phá tổ chim. Những trò nghịch trẻ con thì không bao giờ dừng lại. Họ leo lên những cành cao ngất, tựa như trên mây, nhìn ngắm những vùng đất xung quanh. Những vùng đó mở ra trước mắt các cậu bé là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đúng là những gì ta có được ở tuổi thơ thì sẽ còn mãi mãi. Cho đến khi "tôi" trưởng thành, đã là một hoạ sĩ, thì tình bạn, tình yêu thiên nhiên vẫn mãi trong lòng. Mỗi khi xuống tàu, bước chân trên mảnh đất quê hương, điều đầu tiên người họa sĩ nghĩ đến là đưa mắt tìm người bạn tri kỉ của tuổi thơ- hai cây phong. Chỉ bằng những ngôn từ bình dị, lời văn chân thành và đặc biệt, bằng tình yêu quê hương sâu sắc, Ai- ma- tốp đã viết lên tác phẩm NGƯỜI THẦY ĐẦU TIỂN (tiêu biểu là đoạn trích "Hai cây phong"). Tác phẩm văn học này đã giúp em thêm yêu tuổi thơ, yêu quê hương hơn.
"Hai cây phong" là một tác phẩm sinh động, gợi tả sâu sắc về tình bạn gắn bó giữa con người- thiên nhiên, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ; tình yêu quê hương sâu nặng. Tác phẩm này là những trang hồi ký, hoài niệm về một ấu thơ vui vẻ bên những người bạn thiên nhiên. Chúng gắn bó với "tôi" như hình với bóng. Nếu được ngồi dưới tán lá sum suê và bóng râm mát rượi của hai cây phong thì thật là thích. Vào năm học cuối cùng, "chúng tôi" còn chạy lên phá tổ chim. Những trò nghịch trẻ con thì không bao giờ dừng lại. Họ leo lên những cành cao ngất, tựa như trên mây, nhìn ngắm những vùng đất xung quanh. Những vùng đó mở ra trước mắt các cậu bé là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đúng là những gì ta có được ở tuổi thơ thì sẽ còn mãi mãi. Cho đến khi "tôi" trưởng thành, đã là một hoạ sĩ, thì tình bạn, tình yêu thiên nhiên vẫn mãi trong lòng. Mỗi khi xuống tàu, bước chân trên mảnh đất quê hương, điều đầu tiên người họa sĩ nghĩ đến là đưa mắt tìm người bạn tri kỉ của tuổi thơ- hai cây phong. Chỉ bằng những ngôn từ bình dị, lời văn chân thành và đặc biệt, bằng tình yêu quê hương sâu sắc, Ai- ma- tốp đã viết lên tác phẩm NGƯỜI THẦY ĐẦU TIỂN (tiêu biểu là đoạn trích "Hai cây phong"). Tác phẩm văn học này đã giúp em thêm yêu tuổi thơ, yêu quê hương hơn.
Hai cây phong, nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại. Trước hết, hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ "Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia". Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
THAM KHẢO :
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.
Tế Hanh – người con của làng chài Quảng Ngãi. Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”
Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.
Sau những ngày tháng bôn ba trên biển khơi, con thuyền trở về, trong sự chào đón hân hoan, vui mừng của người dân quê:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”
Những câu thơ trên, đã miêu tả được cái không khí sinh hoạt của người dân làng chài. Đó là một khung cảnh tươi vui, ồn ào, tấp nập, tràn trề nhựa sống. Có thể nói, Tế Hanh như đang được đắm chìm vào cái khung cảnh sinh hoạt nơi bến đỗ ấy. Nhờ công ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chàng trai đi đánh cá nay đã trở về với rất nhiều thành quả lao động. Hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng ấy, chính là kết quả của sự cần cù, chịu khó, chịu khổ và của niềm yêu thích lao động chân chính.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Với hình ảnh này, Tế Hanh đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bức tượng đài về người lao động Việt Nam thật đặc sắc.
Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền “im” trên bến cũng rất độc đáo. Thi nhân dường như cảm nhận được cả sự mệt nhọc say sưa của con thuyền sau những ngày ra khơi. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã biến một hình ảnh vô tri, vô giác trở thành một cá thể có hồn, có thần. Con thuyền như đang cảm nhận được những mặn mòi của muối biển đang thấm sâu vào da thịt mình. Với nghệ thuật độc đáo này, chúng ta thấy con thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu của làng chài.
Xa quê, chắc hẳn không ai không nhớ quê. Là một người con của vùng quê miền biển, khi xa quê, Tế Hanh nhớ tới: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền và mùi nồng mặn của biển cả. Trong những nỗi nhớ ấy, thì da diết hơn cả, phải kể đến nỗi nhớ về cái vị mặn mòi của biển khơi, mà chỉ những ai sinh ra ở vùng quê ấy mới có thể cảm nhận được.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.
"Hai cây phong" là một tác phẩm sinh động, gợi tả sâu sắc về tình bạn gắn bó giữa con người- thiên nhiên, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ; tình yêu quê hương sâu nặng. Tác phẩm này là những trang hồi ký, hoài niệm về một ấu thơ vui vẻ bên những người bạn thiên nhiên. Chúng gắn bó với "tôi" như hình với bóng. Nếu được ngồi dưới tán lá sum suê và bóng râm mát rượi của hai cây phong thì thật là thích. Vào năm học cuối cùng, "chúng tôi" còn chạy lên phá tổ chim. Những trò nghịch trẻ con thì không bao giờ dừng lại. Họ leo lên những cành cao ngất, tựa như trên mây, nhìn ngắm những vùng đất xung quanh. Những vùng đó mở ra trước mắt các cậu bé là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đúng là những gì ta có được ở tuổi thơ thì sẽ còn mãi mãi. Cho đến khi "tôi" trưởng thành, đã là một hoạ sĩ, thì tình bạn, tình yêu thiên nhiên vẫn mãi trong lòng. Mỗi khi xuống tàu, bước chân trên mảnh đất quê hương, điều đầu tiên người họa sĩ nghĩ đến là đưa mắt tìm người bạn tri kỉ của tuổi thơ- hai cây phong. Chỉ bằng những ngôn từ bình dị, lời văn chân thành và đặc biệt, bằng tình yêu quê hương sâu sắc, Ai- ma- tốp đã viết lên tác phẩm NGƯỜI THẦY ĐẦU TIỂN (tiêu biểu là đoạn trích "Hai cây phong"). Tác phẩm văn học này đã giúp em thêm yêu tuổi thơ, yêu quê hương hơn.
"Hai cây phong" là một tác phẩm sinh động, gợi tả sâu sắc về tình bạn gắn bó giữa con người- thiên nhiên, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ; tình yêu quê hương sâu nặng. Tác phẩm này là những trang hồi ký, hoài niệm về một ấu thơ vui vẻ bên những người bạn thiên nhiên. Chúng gắn bó với "tôi" như hình với bóng. Nếu được ngồi dưới tán lá sum suê và bóng râm mát rượi của hai cây phong thì thật là thích. Vào năm học cuối cùng, "chúng tôi" còn chạy lên phá tổ chim. Những trò nghịch trẻ con thì không bao giờ dừng lại. Họ leo lên những cành cao ngất, tựa như trên mây, nhìn ngắm những vùng đất xung quanh. Những vùng đó mở ra trước mắt các cậu bé là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đúng là những gì ta có được ở tuổi thơ thì sẽ còn mãi mãi. Cho đến khi "tôi" trưởng thành, đã là một hoạ sĩ, thì tình bạn, tình yêu thiên nhiên vẫn mãi trong lòng. Mỗi khi xuống tàu, bước chân trên mảnh đất quê hương, điều đầu tiên người họa sĩ nghĩ đến là đưa mắt tìm người bạn tri kỉ của tuổi thơ- hai cây phong. Chỉ bằng những ngôn từ bình dị, lời văn chân thành và đặc biệt, bằng tình yêu quê hương sâu sắc, Ai- ma- tốp đã viết lên tác phẩm NGƯỜI THẦY ĐẦU TIỂN (tiêu biểu là đoạn trích "Hai cây phong"). Tác phẩm văn học này đã giúp em thêm yêu tuổi thơ, yêu quê hương hơn.