Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.
Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?
Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:
+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").
+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").
+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).
Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.
Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.
Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.
Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:
- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.
3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Trả lời:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Trả lời:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.
Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
1)
Bài viết bao gồm các luận điểm như:
- Nội dung của văn nghệ
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
- Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
5)
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Con người ta ai cũng cần có cho mình lòng tự tôn cá nhân. Lòng tự tôn chính là thước đo cho sự phát triển nhân cách con người, nhưng có lòng tự tôn để không dễ đánh mất mình thì cũng nên biết xấu hổ khi cần thiết, điều đó rất quan trọng, nó là một phần về thái độ của bản thân trước hành động của chính mình và người khác, cũng là một khía cạnh của con người mình mà người khác sẽ nhìn vào và đánh giá.
Người ta hay xấu hổ khi tự mình cảm thấy hổ thẹn, thấy mình có lỗi hay kém cỏi hơn người khác. Tuy nhiên, cũng có sự xấu hổ hồn nhiên khi con người ta thấy rung động về một tình yêu ngây ngô, thầm kín mà bị phát hiện.
Con người ta ai cũng nên biết xấu hổ, biết xấu hổ con người ta sẽ nhận thức được bẩn thân mình rõ ràng hơn để tránh mắc phải những sai lầm đã có. Biết xấu hổ vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những thiếu sót của bản thân, sự biết xấu hổ trong trường hợp này rất dễ biến thành động lực phi thường để phát triển bản thân. Biết xấu hổ ngưởi ta sẽ dễ biết cảm thông chia sẻ hơn, sống có lương tâm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có lòng tự trọng, có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người.
Tuy nhiên, không nên để sự xấu hổ trở thành mặc cảm để rồi tự mình càng tạo ra khoảng cách xa hơn với mọi người. Biết xấu hổ nhưng rồi cũng chỉ để đấy thì sự xấu hổ lại trở thành ý nghĩa tiêu cực.
Trong xã hội vẫn còn đầy rẫy hiện trạng con người ta còn có những hành động xấu, những hình ảnh xấu nhưng cũng không có nhận thức đúng đắn và cũng không có biết đến sự xấu hổ trước những chuyện mình làm như những hành vi lệch lạc của giới trẻ: ăm mặc thiếu vải, văng tục chửi bậy, thích ra vẻ ta đây và bắt nạt người khác, yêu đương khi còn nhỏ tuổi nhưng rất vô tư, công khai và có khi còn tự đăng tải lên các trang mạng công cộng… Người nổi tiếng thì tháy vì đi lên bằng chính công sức lao động nghệ thuật chân chính thì lại thích chiêu trò, tạo scandal…thay vì nhận thức được những hành vi của mình là sai trái, đáng xấu hổ, họ lại coi cái đó là để thể hiện cái tôi cá nhân, là cá tính, là tự do
Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta tự đánh mất bản thân mình, đánh rơi hai từ “xấu hổ”, không biết xấu hổ để rồi buông thả bản thân làm ra những chuyện thật đáng trách, đáng bị lên tiếng phẩn đối. Con người không cần biết đến sự xấu hổ cũng chính là hướng tới sự kiêu hãnh bản thân mù quáng, sai lầm, để rồi dần dần đánh mất cả lương tâm của chính bản thân mình.
Thiết nghĩ trong xã hội này, nếu sự xấu hổ và biết xấu hổ không còn thì sẽ ra sao, học sinh, sinh viên những mần non, chủ nhân tương lai của đất nước mà không biết xấu hổ, cứ lao vào những chuyện thị phi khi tuổi trẻ còn phơi phới thì sẽ ra sao. Những kẻ phạm tội nếu không biết dừng lại, không biết điểm dừng của hai chữ xấu hổ thì an ninh trật tự, bình yên của cuộc sống này còn gì.
Để xây dựng cộng đồng người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội không phải chuyện dễ, nhưng cũng không phải chuyện khó, bản thân mỗi người cần có rèn luyện cho mình lòng tự tôn cá nhân, biết yêu thương đồng loại, biết hướng thiện và biết xấu hổ với những việc làm sai trái của bản thân mình. Cùng với đó, gia đình, nhà trường, cộng đồng hãy cũng đồng hành với mỗi con người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sông hay có những suy nghĩ lệch lạc.
Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.
Đáp án cần chọn là: A