Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:
- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…
• Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên:
- Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trong trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
- Làm sạch môi trường: Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật, rác thải, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm cho môi trường sạch hơn, hạn chế ô nhiễm.
- Cải thiện chất lượng đất: Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm góp phần cải tạo đất.
• Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người:
- Trong trồng trọt: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,… thay thế phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, mang lại năng suất cho cây trồng, bảo vệ môi trường.
- Trong chăn nuôi: ứng dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi, sản xuất các chế phẩm sinh học giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, cho năng suất cao.
- Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất rượu, bia, muối chua rau củ,…
- Trong sản xuất dược phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, men tiêu hóa,…
Vai trò của virus đối với đời sống và sản xuất của con người:
- Dựa vào khả năng tải nạp và mang gene của các phage mà con người đã sử dụng virus làm vector chuyển gene, trên cơ sở đó sản xuất các chế phẩm sinh học một cách nhanh chóng, dễ dàng như insulin, interferon,… và tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, kháng khuẩn, thích nghi.
- Dựa vào tính chất gây bệnh của virus cho một số loại sâu hại cây trồng, người ta đã sản xuất thuốc trừ sâu từ virus với giá thành rẻ, có tác dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến môi trường.
Ứng dụng trong thực tiễn | Cơ sở khoa học |
Xử lý rác thải, các chất gây ô nhiễm, sản xuất thực phẩm (bánh kẹo, nước mắm, syrup,…) | Khả năng phân hủy các chất hữu cơ |
Tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người | Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ, tiết kháng sinh |
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học | Khả năng tiết kháng sinh giúp tiêu diệt các vi sinh vật khác hoặc các loại côn trùng |
Sản xuất các chế phẩm dùng trong y học (vaccine, hormone…) | Là vectơ chuyển gene hoặc là kháng nguyên |
Bảo quản thực phẩm | Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật |
* khoi sinh, nguyen sinh: lam thuc an cho dong vat nho, dac biet la giap xac nho(trung roi,trung bien hinh...).
-co y nghia ve dia chat.
-can bang vi luong trong dat,hinh thanh cac khoang chat...
- là đối tượng cho các nghiên cứu cơ bản của di truyền học
*Nam:Các loài nấm hoại sinh đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đặc biệt là các chất khó phân giải như cellulose, lignin thành chất vô cơ; và có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do dó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất.
-Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng (ectomycorrhiza) cộng sinh với cây thông nhựa (Pinus) hoặc cây bạch đàn (Eucalyptus), giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây. P.tinctorius hình thành rễ nấm cộng sinh chặt chẽ với rễ cây thông, giúp cây tăng cường sự hấp thụ vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca... nên nó được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới các rừng thông nhựa, bạch đàn ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng hay đất cát.
Nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, E.. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine. Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS.
*thuc vat: cung cap thuc an cho nguoi va dong vat(an co)
-cung cap oxi cho qua trinh ho hap cua nguoi,dong vat,vi sinh vat...
-lam thuoc chua benh,lam cay canh...
-cung cap luong thuc thuc pham cho con nguoi.
-cung cap go phuc vu cho sinh hoat...
*dong vat: cung cap nguyen lieu cho con nguoi(thuc pham, long,da...)
-dung lam thi nghiem.
-dong vat ho tro con nguoi trong:lao ong, giai tri,the thao...
-bao ve an ninh...
Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học:
Nhóm ngành sinh học cơ bản:
+ Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,..
+ Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... Nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người. ngành sinh học
+ Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, cơ bảnxác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động...Để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,... được thu nhận từhiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.
Nhóm ngành ứng dụng sinh học:
+ Công nghệ sinh học: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,.. Góp phần nâng cao sức khoẻ con người.
+ Khoa học môi trường: Đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tạo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.
+ Nông nghiệp: Áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản ngành ứng phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) Và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
+ Lâm nghiệp: Phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.