K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2019

Mở bài: Ai cũng có những ước muốn của riêng mình, ước muốn ấy có thể bình thường, giản dị nhưng cũng có thể là khao khát nguyện vọng thực hiện được khi thoát khỏi cái tôi cá nhân hóa thân, hòa nhập vào cộng đồng. Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân xứ Huế, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân của mình vào mùa xuân chung đất nước qua bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ. Hay đó là niềm thành kính, nỗi xúc động chân thành của Viễn Phương lần đầu ra thăm lăng Bác được bộc lộ qua bài thơ Viếng lăng Bác.

Thân bài:

  • Khổ 4,5 của bài Mùa xuân nho nhỏ: màu xuân gợi cho con người niềm tha thiết và hi vọng, dù ở cái tuổi gần đất xa trời và những ngày trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn bộc bạch tâm niệm của mình:

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

  • Điệp ngữ “ta làm” cộng với nhịp thơ dồn dập diễn tả khát vọng thôi thúc mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Đó là khát vọng góp một phần nhỏ bé của mình để tô điểm cho mùa xuân quê hương.
  • Ước nguyện làm con chim để mang tiếng hát cho đời thêm rộn ràng, một cành hoa để khoe sắc trước ánh mặt trời tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, một nốt trầm góp nên bản hòa ca xao xuyến. Những nguyện ước ấy không cao xa, không ồn ào chứng tỏ nhà thơ rất khiêm tốn và mong muốn được cống hiến lặng thầm đời mình. Tiếng chim ấy, cành hòa ấy, khúc ca ấy đều là tấm lòng của nhà thơ để mừng cho ngày xuân thống nhất của quê hương, mừng cho xứ Huế thanh bình, mỗi ngày càng phát triển.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

  • Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cồng hiến sức lực của mình.
  • Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật. Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người.
  • Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ. Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời.
  • Khổ thơ cuối Viếng lăng Bác

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

  • Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành.
  • Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người. Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu.
  • Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước.
  • So sánh:
  • Điểm giống nhau:

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
– Khác nhau :

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

Kết bài: Dù ngày Viễn Phương ra viếng lăng Bác đã rất xa, Thanh Hải thì không còn nhìn thấy mùa xuân quê hương mình nữa. Nhưng mỗi nhà thơ đều để lại những dòng thơ chan chứa, ấm áp về tình người, tình cảm sâu nặng với quê hương, xứ sở.

21 tháng 12 2017

Bài thơ được mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của những tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh. 
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

21 tháng 12 2017

Bài thơ được mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của những tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh. 
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

26 tháng 2 2021

Mùa xuân nho nhỏ:

 Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc - “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.

*Bổ sung nghệ thuật trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" cho bạn Trần Mạnh :

Nghệ thuật ẩn dụ (2 câu cuối của bài ) chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình khiến cho tiếng chim như đọng thành hình thành khối, long lanh thánh thót rơi xuống đôi bàn tay trân trọng, nâng niu của nhà thơ.

  
22 tháng 3 2022

tham khảo

Mai về miền nam, thương trào nước mắt
Mai về miền nam,nhớ Bác không nguôi
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác

Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

24 tháng 12 2018

- Hình ảnh con chim và hình ảnh bông hoa được lặp lại trong hai khổ thơ: khổ đầu và khổ thơ thứ tư.

• Ở khổ thơ đầu, hình ảnh được miêu tả cụ thể gợi cảm mang ý nghĩa diễn tả sự tươi đẹp của cuộc sống.

• Sự lặp lại chi tiết bông hoa và con chim hót làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đó xuất hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ thứ năm rất tự nhiên.

- Ở đầu đoạn thơ xưng hô đại từ “tôi” nhưng đến khổ thứ tư chuyển thành đại từ “Ta” diễn tả điều tâm niệm của tác giả là khát vọng chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi.

• Tiếng lòng của nhà thơ gặp và giao hòa với tiếng lòng của nhiều người vì vậy tác giả sử dụng tiếng nói chung “ta”.