K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018
1 Mở bài: Giới thiệu về bệnh thành tích, một căn bệnh gây nguy hại cho xã hội đang ngày càng lan rộng. 2. Thân bài: - Thành tích là gì? (là kết quả tốt đẹp đạt nhờ sự nỗ lực). Vai trò của thành tích (tác dụng tích cực). - Bệnh thành tích là gì? (Làm việc mà không quan tâm đến thực tê, không suy nghĩ về hậu quả lâu dài chỉ chăm chú đến vẻ bề ngoài, đến việc đạt được những chỉ tiêu một cách khiên cường). - Tác hại của bệnh thành tích: + Gây ra sự đôi lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm mà chủ yêu tập trung vào “bề nổi”. + Là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá tiêp tay cho tham nhũng, quan liêu. - Nguyên nhân của bệnh thành tích: + Tật xấu “con gà tức nhau tiếng gáy”, đốt cháy giai đoạn muôn có thành tích ngay. + Sự quan lí thiếu sát sao của các cấp lãnh đạo, hình thức trong quản lí chỉ quan tâm đến văn bản, báo cáo. - Giải pháp: + Cần chú ý đến hậu quả lâu dài, tránh “ăn xổi ở thì”. + Các cấp lãnh đạo phải sát sao, thực tế hơn, điều chỉnh quản lí. 3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc khắc phục bệnh thành tích. Đó là công việc của toàn xã hội. Bài làm : Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh thành tích. Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống. Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh. Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy,... bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%,... Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%. Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần. Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học... Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ. Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành. Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnhhình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên. Thành tích đã trở thành thứ mà nhiều người theo đuổi, có những người theo đuổi nó bằng đam mê bằng trái tim nhưng cũng có những người bất chấp làm mọi thứ để có thành tích cho riêng bản thân mình. Nhiều người vẫn quen gọi nó là bệnh thành tích mà đang từng ngày, từng giờ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Không chỉ xuất hiện ở một lĩnh vực của cuộc sống mà hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Thành tích vốn là một thứ mà ngươi ta dùng để tuyên dương những người có đóng góp cho xã hội hoặc những con người đạt được kết quả tốt trong quá trình thi đua, nhưng đâu đó nó lại trở thành một con dao hai lưỡi gây ra những hậu quả nặng nề, cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều người có thể bất chấp mọi hành vi thủ đoạn để có được thành tích để được tuyên dương hời hợt mà thực chất họ có thể không đạt được. Nó dần dần trở thành một căn bệnh mà ngày càng đi sâu và lan truyền tới cuộc sống của toàn xã hội. Nguyên nhân sâu xa của “Bệnh thành tích” chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ mang tính tượng trưng chứ cụ thể nó không mang lai một kết quả tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường thấy. Bệnh thành tích thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại thích được người khác tán dương và tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Trong xã hội hiện nay, khi mọi thứ càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Đồng tiền có ma lực kì diệu có thể lôi kéo con người có thể bỏ qua lòng tự trọng của bản thân bằng mọi giá có được thành tích và nhận những khoản tiền thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận. Chúng ta có thể thấy bệnh thành tích lan rộng ở mọi mặt của đời sống chẳng hạn như trong giáo dục, hiện tượng ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra nhiều, tỉ lệ học sinh khá giỏi được tăng lên một mức không tưởng, còn có những thứ mà nhà trường chạy theo ví dụ như cơ sở vật chất hay số lượng học sinh yếu kém thật sự không được tiết lộ vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của trường. Chính vì thế khi sự thật được phơi bày con số đưa ra là cả một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và cả việc đánh giá tinh hình chung để thay đổi hướng đào tạo cũng như phương pháp. Bệnh thành tích dẫn tới những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Nếu hiện tượng tiêu cực này không sớm chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau. Nói “Không với tiêu cực” hiện đang là khẩu hiệu, là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao. Không những xảy ra ở giáo dục mà một điều đáng buồn về xây dựng kinh tế, số hộ nghèo vì phục vụ cho việc nói dối để có thành tích mà cũng trở thành một điều đáng buồn. Tỉ lệ hô nghèo cao chứng tỏ bệnh thành tích chỉ mang lại những giá trị ảo cho những người hoang tưởng tới những điều tốt đẹp mà họ đang tưởng tượng. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều xí nghiệp, nhà máy quốc doanh làm ăn “lời giả lỗ thật”, năm nào Nhà nước cũng phải bù lỗ rất nhiều nhưng Ban Giám đốc vẫn cố tình “bịa” ra thành tích để được thăng quan tiến chức. “Bệnh thành tích” trong lĩnh vực giao thông, hàng chục cây cầu, mấy chục con đường, hàng trăm công trình tầm cỡ quốc gia … được xây dựng cho kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu về mặt chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của Nhà nước. “Bệnh thành tích” gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thí dụ như một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm “bệnh thành tích” thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. Bởi cái họ theo đuổi chỉ mang mác thành tích chứ không phải là chất lượng. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, khiến con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, thích sống bằng ảo tưởng. Để đẩy lùi bệnh thành tích trong xã hội hiện nay cần có những biện pháp tích cực và triệt để nhằm đẩy lùi và chữa dứt điểm căn bệnh này. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Không những thế phải đưa ra hình phạt thích đáng đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao biện pháp giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này. Chính vì những thiệt hại mà Bệnh thành tích gây ra,chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Cho nên trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Xã hội sẽ phát triển vững mạnh hơn nếu có những người vươn lên từ chính mình và tạo ra những thứ kì diệu.
28 tháng 9 2018

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những sở thích, những đam mê và mục đích riêng. Chính vì thế mà mỗi người đều có những thần tượng cho riêng mình để phấn đấu và theo đuổi. Thế nhưng, rất nhiều bạn trẻ lại hâm mộ thần tượng tới mức cuồng dại, mất kiểm soát để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận sâu hơn về hiện tượng xã hội này.

Thần tượng hiểu theo nghĩa của một tính từ là sự quý trọng, hâm mộ một ai đó trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nếu hiểu theo nghĩa của một danh từ chính là những cá nhân hoặc tập thể được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ bởi tài năng, phẩm chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ca nhạc, phim ảnh, y tế… Cuồng thần tượng là cụm từ dùng để chỉ những người say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích, mất kiểm soát.

Hiện nay, hiện tượng fan cuồng thần tượng không còn là chuyện hiếm gặp. Hằng ngày, chúng ta bắt gặp nhan nhản những bài báo, những tin tức về những người nổi tiếng, những fanclup đông đảo sống chết để bảo vệ thận tượng mình. Họ tung hô thần tượng của mình lên tận mây xanh. Họ bắt chước thần tượng từ đầu tóc, quần áo cho đến tính cách, điệu bộ. Họ có thể chờ đợi hàng giờ, chen lấn xô đẩy, khóc mếu chỉ để được gặp thần tượng, được chạm vào thần tượng của mình. Điều này ta có thể dễ dàng bắt gặp tại các sân bay Việt Nam mỗi khi có các ngôi sao Hàn Quốc tới lưu diễn. Có cả trăm, cả ngàn người quên ăn, quên ngủ chờ đợi chỉ để được nhìn ngắm thần tượng của mình trong vòng vài phút. Hay thậm chí, có rất nhiều người đã tử tự vì thần tượng của mình. Điển hình như sau vụ tự tử của ca sĩ Kim Jonghyun (Hàn Quốc), đã có 6 trường hợp fan tự tử theo anh ấy một cách mù quáng… Đó chỉ là một trong rất nhiều những trường hợp đáng tiếc do chứng cuồng thần tượng gây ra.

Hâm mộ và thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu chúng ta biết hâm mộ một cách đúng đắn. Bởi những người được hâm hộ, hay chính là những thần tượng, họ là những người có tài năng, có phẩm chất tốt và được mọi người biết đến. Họ sẽ như tấm gương để bản thân những người hâm hộ họ không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.

Thế nhưng, cuồng thần tượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến mình thành những bản sao di động của thần tượng. Không chỉ đánh mất đi cái tôi cá nhân mà các fan cuồng thần tượng còn bị lệch lạc trong nhận thức. Họ bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng về thần tượng như thần tượng yêu mình hay sự tồn tại và phát triển của thần tượng của thần tượng gắn liền với mình. Rất nhiều trường hợp các bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến những trường hợp đáng tiếc nhưng hành hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sắn sàng tự tử, tuyệt thực để đe dọa bố mẹ nếu bố mẹ ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng… Và còn nhiều hơn thế nữa những tác hại kinh khủng mà hiện tượng cuồng thần tượng gây ra.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến “chứng bệnh xã hội” quái ác này? Điều đầu tiên phải kể tới chính là sự phát triển chóng mặt của giới giải trí đối với xã hội hiện nay. Các loại hình văn hóa giải trí, những người nổi tiếng ngày một tới gần hơn với cuộc sống. Truyền thông đại chúng luôn săn đón, tung hô những người nổi tiếng một cách quá mức khiến một bộ phận giới trẻ bị ảo tưởng, bị lôi cuốn một cách tiêu cực. Họ bị lôi cuốn vào thế giới ảo của sự nổi tiếng, của sự tranh đấu ngôi vị trên các bảng xếp hạng hay trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ và nhà trường cũng chưa có cách giáo dục hợp lý, đẩy các bạn học sinh vào những guồng quay áp lực khiến họ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn tìm tới những điều mới mẻ và hấp dẫn hơn, hợp mốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng lại nằm ở bản thân mỗi người không có lập trường vững chắc, dễ bị lay động và làm theo đám đông, đánh mất đi chính mình.

Trước mỗi nguy hại tiềm ẩn từ hiện tượng cuồng thần tượng, chúng ta cần có những giải pháp thuyết phục nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này xảy ra. Cha mẹ và nhà trường cần có phương pháp giáo dục con cái hợp lý. Phải biến mình trở thành những tấm gương tốt, định hướng cho con cái tới những điều tốt đẹp. Truyền thông đại chúng cũng cần cân nhắc về cách truyền tải những thông tin về thần tượng, tránh khuếch đại, quá lố. Bản thân mỗi người cũng cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực và có ích cho xã hội hơn.

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Hãy biết biến cách thần tượng của mình trở thành nguồn động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân chứ đừng để thần tượng biến mình trở thành những cỗ máy không hồn, mụ mị. Hãy trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.

29 tháng 9 2018

Lập dàn ý giúp mk nhé

28 tháng 9 2018

I. Mở bài: giới thiệu về tính tự lập
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không có ai là không trải qua những gia khổ, khó khan, không bao giờ vấp ngã. Thế nhưng, gặp những điều khó khan, gian khổ và vấp ngã thì mới là người thành công. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi con người đó là tính tự lập. tự lập là gi, không phải ai cũng có thể hiểu rõ hết về tự lập, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tính tự lập.

II. Thân bài: nghị luận về tính tự lập
1. Tự lập là gi:

- Tự lập là tự làm một mình những gì mình có thể làm được
- Tự làm mà bản thân có thể, không nhờ vả, ỷ lại vào người khác
- Tự lập là tự làm việc của mình, tự xây dựng cuộc sống của mình
2. Biểu hiên của tính tự lập:
- Tự đến trường
- Tự làm thức ăn cho chính bản thân mình
- Tự làm các công việc cá nhân của mình: giặc đồ, ủi đồ, …
- Tự làm bài tập, tự học
- Tự giác làm việc của mình
- Tự làm tất cả những gì mình có thể làm trong khả năng của mình
- Tự sống cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác
3. Ý nghĩa của tính tự lập
- Là đức tính cần thiết với mỗi người trong cuộc sống
- Tự lập sẽ giúp ta dễ thành công trong cuộc sống
- Tựu lập là tiền đề xây dựng cuộc sống, sự nghiệp
- Khẳng định giá trị của bản thân
- Tự lập giúp ta không sợ khổ, sợ khó,
- Được mọi người tôn trọng và yêu quý

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tính tự lập
- Đây là một đức tính tốt
- Em sẽ cố gắng để tự lập trong cuộc sống và học tập

26 tháng 1 2019

I. Mở bài:

- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.

- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

II. Thân bài:

1. Biểu hiện:

- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:

+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá,…

+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…

+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.

+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…

-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.

2. Nguyên nhân:

a. Chủ quan:

- Do thói quen đã có từ lâu đời.

- Do thiếu hiểu biết.

- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…

(Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: Nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)

b. Khách quan:

- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiện cũng như người thu gom rác…)

- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.

- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.

c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác (chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).

3. Tác hại/ hậu quả:

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Bệnh tật phát sinh (có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…

- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có (có nơi còn bị biến dạng, bị phá hủy do rác).

- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượngtốt đẹp.

- …

4. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.

- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.

- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.

- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.

- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. (liên hệ với đất nước Singapore)

III. Kết bài:

- Mơ ước chung của nhân dân ta: Trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.

- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.

- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: Bỏ rác đúng nơi quy định.

12 tháng 10 2018

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung... Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.