Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.
Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.
Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ mình là ngốc nghếch, chúng dám nhếch miệng khi người cha nói gì đó sai lầm; chúng không chịu ngồi yên trên ghế của mình mà cứ liên tục nghịch thức ăn.
Nếu ba mẹ có hỏi chúng đã làm bài tập về nhà chưa, chúng sẽ nói rằng trường học là một thứ ngu ngốc và đóng cửa "rầm" một cái.
Nhìn bề ngoài thì chúng ta cứ tưởng Gia Đình Một vô cùng hạnh phúc và Gia Đình Hai rất tồi tệ. Nhưng khi nhìn sâu vào bên trong tâm trí đứa trẻ, chúng ta có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác.
Trong Gia Đình Một, đứa trẻ vẫn được gọi là "ngoan" có hàng đống những cảm xúc không được thể hiện. Không phải bởi vì chúng không muốn bộc lộ mà bởi vì chúng cảm thấy con người thật của mình không được chào đón.
Chúng cảm thấy không thể để cha mẹ thấy mình tức giận hay buồn chán bởi vì dường như cha mẹ có một kỳ vọng hoàn toàn khác về chúng.
Vì vậy, chúng phải giấu giếm con người thật của mình vào một góc khuất và dựng lên một hình tượng "đứa con ngoan" cho cha mẹ mình chiêm ngưỡng.
Bất kỳ chỉ trích nào của người lớn (chúng tưởng tượng) cũng sẽ làm chúng suy sụp rất nhanh, vì chúng chưa giờ giỏi đối mặt với những điều trái ngược trong cuộc đời. Trẻ ngoan mà!
Trong Gia Đình Hai, đứa trẻ vẫn được gọi là "hư" biết rằng mọi thứ rắn rỏi hơn vẻ bề ngoài.
Chúng cảm thấy mình có thể dám gọi mẹ là một người ngốc nghếch bởi vì chúng biết trong thâm tâm mẹ yêu chúng và rằng chúng cũng yêu bà và rằng một chút cộc cằn sẽ không không phá hủy tình yêu giữa mẹ và con.
Chúng biết rằng cha mình sẽ không suy sụp hay trả thù khi chúng dám không nghe lời ông. Không khí gia đình đủ ấm áp và mạnh mẽ để hấp thụ những nỗi tức giận, thất vọng, bực dọc, thậm chí có phần "hỗn hào" của đứa trẻ.
-------------------------
Vì vậy, có một kết quả không ai ngờ tới: đứa trẻ ngoan sau này lớn lên lại gặp những vấn đề rất lớn trong cuộc sống trưởng thành, thường thường liên quan đến việc vâng lời quá mức, khô cứng, thiếu sáng tạo, hiếm khi được làm sếp và thành công tài chính và rất hay dằn vặt lương tâm, một sự tự đầy đọa bản thân có thể kích thích những suy nghĩ tự tử.
Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.
Khi là một đứa trẻ hư, chúng ta có thể sáng tạo hơn bởi vì bản thân sẵn sàng dám thử những thứ người khác không đồng ý. Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc tạo ra một đống rắc rối hoặc bị đánh giá là lố bịch và không sao cả, chẳng có gì là thảm họa.
Sai rồi có thể sửa chữa và cải thiện.
Chúng ta sẵn sàng đón nhận những chỉ trích về bản thân mình, cố gắng khám phá đâu là sự thật về mình, và trả lại phần xấu tính trong nhận xét của người khác.
-Sưu tầm-
- thấy bà nghiệp vc~
đời đéo cho bớt nghiệp :v