Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân hữu cơ có đặc điểm gì ? Nêu cách xử lý phân chuồng ở địa phương em để tránh ô nhiễm môi trường ?
=> -Có 2 loại phân hữu cơ thường dùng:
+ Phân chuồng: là loại phân do gia súc gia cầm thải ra và là một trong các loại phân bón hữu cơ. Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân chuồng tùy vào điều kiện giống, sự chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, cũng như cách xử lý.
+ Phân xanh là loại phân hữu cơ, dùng cây xanh phân hủy để bón lót cho cây trồng và thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Tạo phân xanh là trồng những cây cụ thể để cải tạo đất trong nông nghiệp, khi chuẩn bị đất để trồng cây ăn quả, trồng nho và rau quả.
=> Cách xử lí phân chuồng
Bó tay hì hì(bạn tự kiếm nha)
- Phân hữu cơ phải qua thời gian phân huỷ mới có thể cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng được.
- Trước khi bón cần phải ủ kỹ, vì ủ phân có tác dụng đẩy nhanh
quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mầm bệnh, nấm, trứng giun sán.
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải qua quá trình khoáng
hoá cây mới sử dc
Theo mình thì :
Lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:
- Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...
- Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.
- Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
- Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.
- Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.
- Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.
- Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-...Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.
- Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
- Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.