Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Hà Nội ngày... tháng... năm... Vũ thân mến! Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình. Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”. Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên: Anh vào đây có việc gì thế! Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp: - Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường. Người báo vệ cười xòa và nói: - Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ? Mình đáp: - Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm. Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình. À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm. Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ? Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên: - Xin mời vào! Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào: Em chào thầy ạ. Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng: - Xin lỗi, anh là... - Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em. Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào: - Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này. -Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường. Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề. Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay: - Em chào cô ạ! Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng. - Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không? - Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ! - Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì? - Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô: - Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ? - Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ? - Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ? - Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại. Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận: - Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên. - Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được. - Vâng, em cảm ơn cô. Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả. Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta. Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta. Trích: loigiaihay.com Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là nhữngcậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kémphần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành,và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình.Hà Nội ngày... tháng... năm...Vũ thân mến!Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngâythơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đãđạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đìnhmạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt đượcước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thựchiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay cócông sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộncủa cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ?Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lạitrường xưaHôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sátcông việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗngnhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thểnhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển:“Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình khôngkìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trườngcủa chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mìnhđang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:Anh vào đây có việc gì thế!Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.Người báo vệ cười xòa và nói:- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi cóhân hạnh được biết anh không nhỉ?Mình đáp:- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đangcòn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầuthang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyếnnhư khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hìnhảnh của hai mươi năm về trước.Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chiasẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng.Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mớiđây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung nhữngcây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bóvới mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đóthôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nóithân quen cất lên:- Xin mời vào!Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đãnhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:Em chào thầy ạ.Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:- Xin lỗi, anh là...- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầycũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảmơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy,hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoàibão của chúng em.Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc emluôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm họctập và rèn luyện dưới mái trường này.-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thămtrường.Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây cóngười tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấyvơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậuvẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trôngthấy cô, mình đã vội chào ngay:- Em chào cô ạ!Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡngàng.- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làmgì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác emmới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cầnthường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy côvà mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại nhữngthầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút.
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! - Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vẻ. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khỏe ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
Viết theo thể thức một bức thư về nội dung đảm bảo:
- Lời chào hỏi.
- Lời dẫn khi về trường:
+ Lý do, hoàn cảnh nào bạn về trường?!?
- Khung cảnh trường và sự đổi khác. Bạn hãy lấy so sánh với kỉ niệm của mình.
VD như: Bạn còn nhớ kỉ niệm ngày ấy của chúng mình không? Hàng me gốc phượng vĩ... Gốc phượng ngày ấy giờ vẫn còn đó. Nó sừng sững đứng nghiêm như bác bảo vệ nghiêm mặt mỗi sáng vậy. Còn nhớ những ngày hè năm ấy -ngày tổng kết năm lớp 8 đó, cả lớp chụp ảnh dưới tán cây. Tụi Nam còn trèo lên hái cả chùm phượng to xuống. Nhìn rực rỡ làm sao....
Bạn khơi lại thế nào cho nó tinh tế nhất và nhẹ nhàng nhất nha!
Kỉ niệm cùng cả lớp? Kỉ niệm cùng cô giáo hay một lần bị bắt phạt? sao không nhỉ!
Và bạn cần nói lên được cảm xúc vỡ oà trong bạn khi nhìn thấy bà Ba bán hàng tước cổng trường. Nhớ kỉ niệm buổi trưa hè xà vào quán mua những túi ổi...... Chẹp, so good!
Với dạng bài này bạn hãy viết như là không viết, kể về những kỉ niệm của riêng mình theo BY ME STYLE!
Đó là sự lựa chọn thông minh để bạn được điểm cao đó!
Chúc bạn thành công nha!
Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.
Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”
Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.
Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.
Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
Kể chuyện mười năm (hai mươi) sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học
Tham khảo dàn bài sau:
* Mở bài: Mười năm nữa là năm nào? Em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm?
- Em về thăm trường cũ vào dịp nào (khai giảng, kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...)
* Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, sốt ruột, lo lắng..
- Cảnh trường lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi (thêm, bớt), các khu nhà, vườn hoa, sân tập, lớp học cũ.
- Gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào? Thầy chủ nhiệm, cô hiệu trưởng, bác bảo vệ..
- Gặp gỡ bạn cũ, những kỉ niệm bạn bè hiện về, thăm hỏi cuộc sông hiện nay, những hứa hẹn...
* Kết bài:
- Phút chia tay lưu luyến...
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường.
Bài làm tham khảo
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cu thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây cao và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS Nguyễn Du... Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một ngôi nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp: Lan, Hồng, Thắng mỏ vịt,... Ngày ấy, cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây xà cừ vẫn còn đó nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây đã mờ dần theo năm tháng.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỉ niệm lớp... khoá...".
Sân trường đang giờ học, im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm âm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô cùng các bạn dâng ngập hồn tôi. Từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Nhung dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây trưởng thành tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
- Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
- Em là...
- Em là Lan học sinh lớp 6C2, khoá học cách đây mười năm rồi thưa cô.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô. Năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ. Đi bên cô, tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở về tuổi học trò thơ ngây. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
- Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
- Cô ơi, ngày đó chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười nhân hậu:
- Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên, tôi phải tạm biệt cô. Tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ, tôi ra về trong lòng nao nao bao kỉ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi khắc ghi những kỉ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Bn có thể tham khảo dàn ý trên hoặc bài làm trên để có thể vt thành 1 nài văn hoàn chỉnh của riêng bn!~~~~ GOOD LUCK! ~~~~
Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đườngsự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
#Tham khảo
Năm nay tôi đã là một học sinh lớp 7, cô học sinh ngày càng trưởng thành so với 7 năm về trước. Dù đã tham dự nhiều buổi khai trường khác nhau nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một chính là kỉ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh. Đêm trước ngày khai giảng, tôi khó ngủ với tâm trạng háo hức, mong chờ ngày khai trường. Khác với tôi mẹ vẫn thật bình tĩnh và chuẩn bị chu đáo mới dụng cụ, quần áo cho ngày mai. Sáng hôm sau, tôi được mẹ chở đi trên chiếc xe đạp thân quen, đến trường thật nhanh, nhìn từ xa nổi bật với dòng chữ chào mừng ngay khai giảng năm học mới. Hai hàng cờ bay phất phới trong gió. Khung cảnh thật rạng rỡ và rộn ràng với những tiếng chim líu lo như vẫy gọi chúng tôi đến trường thật đúng giờ.Trong sân trường, có rất nhiều học sinh, ai cũng vui tươi, thỉnh thoảng có vài bạn tỏ ra sợ sệt và ngại ngùng quấn bên chân mẹ. Thấy tôi có vẻ lo sợ, mẹ khuyên bình tĩnh, vui vẻ và làm quen với các bạn xung quanh. Tiếng trống trường đã điểm, giáo viên và học sinh bắt đầu lễ Quốc kì. Tiếng quốc ca vang lên trong nắng sớm. Thầy giáo đứng lên bục phát biểu, sau đó là cha mẹ phụ huynh. Sau buổi lễ chúng tôi được về lớp của mình, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng sao tôi vẫn rất háo hức với buổi học đầu tiên trong đời. Ngày đầu tiên đi học diễn ra với nhiều cảm xúc lo lắng, háo hức và niềm vui từ thầy cô, bạn bè mới. Chắc chắn những kỉ niệm đó sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời.
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, có những điều mà mãi mãi không bao giờ có thể nào quên được. Đặc biệt nhất đó chính là buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh. Từ nhỏ tôi đã được nghe mẹ kể ngôi trường, kể về buổi khai giảng của mẹ. Tôi khá là háo hức, mong đợi không biết buổi khai giảng đầu tiên sẽ như thế nào nữa. Rồi ngày đó cũng đã đến. Đó là một ngày đầu thu, không khí thật trong lành, mọi vật dường như cũng xanh tươi hơn mọi khi. Tôi đã chuẩn bị cho ngày này từ rất lâu rồi. Sáng hôm đó, tôi dạy rất sớm. Mặc bộ đồng phục mới đi phát để mặc cho ngày hôm nay. Người ta vẫn thường nói khai giảng đầu tiên trong đời là khó quên nhất, nên tôi cũng muốn để lại trong tâm trí của mình những điều tốt đẹp về ngày khai giảng. Tôi đi mẹ dắt tay đến trường, trên con đường đến trường tôi gắp rất nhiều bạn nhỏ cũng đến trường để dự buổi lễ khai giảng như tôi vậy. Tôi như một chú chim sổ lồng cứ ríu ra ríu rít nói với mẹ bao nhiêu là điều. Và dường như con đường đến trường ngắn lại. Chỉ một lúc sau tôi đã đến trường. Đập vào mắt tôi đó là khung cảnh trường thật rộng lớn và được trang hoàng thật đẹp. Cô giáo đã đứng ở cửa đón chúng tôi vào lớp. Tôi vẫy tay chào mẹ rồi xếp hàng theo các bạn đến lớp.Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ học đã tới và cũng là tiếng trống đầu tiên trong đời báo hiệu cuộc đời học sinh của tôi đã bắt đầu. Dù lớn lên, có dự bao nhiêu lễ khai giảng, nhưng tôi vẫn ghi nhớ lại ngày đầu tiên đó. Nó mãi mãi là một ký ức đẹp trong tôi
Tham khảo
Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:
- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?
- của Thuỷ. em gái tôi!
Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:
- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?
- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?
Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời
- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!
Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện
- Em làm ăn thế nào rồi,...
Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích
Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt
Bài văn tự làm:
Vẫn là 1 ngày nắng oi ả như bao ngày khác, hôm nay tôi lại phải lên trường lần nữa cho dù nhà trường đã cho học sinh thi xong học kì 2 và chuẩn bị nghỉ hè, nhưng vẫn phải lên trường một vài ngày sau đó để thầy cô thông báo lịch lên trường để sinh hoạt hè. Ngày mai sẽ bắt đầu là ngày nghỉ chính thức của tôi. Khi đã tan trường, vẫn trên con đường thân quen hay đi cùng và trò chuyện với Thủy, đầu óc tôi liền nghĩ ngay tới em ấy. Về đến nhà, bố tôi đang chuẩn bị một vài thứ, tôi không biết bố đang làm gì nên băn khoăn hỏi. Bố nói rằng mai bố sẽ đưa tôi về quê ngoại vài ngày để thăm em và mẹ. Vừa nghe dứt khoát, tôi liền chạy ngay vào phòng của mình, úp mặt xuống gối, lòng thầm thì vui sướng biết bao vì sắp gặp lại được em gái.
Một ngày nữa lại trôi qua, hè đã thực sự đến trong lòng tôi, tôi háo hức chuẩn bị đồ, ôm ngay con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ rồi chạy nhanh ra chỗ bố, bố tôi cười nói với tôi rằng: "Trông con có vẻ háo hức được về quê lắm nhỉ". "Vâng" Tôi nhanh nhẹn đáp. Bố tôi dắt tôi lên xe và chuẩn bị xuất phát. Trên đường về quê ngoại, tôi cứ ôm 2 con búp bê trong người, nhìn chúng lòng tôi cứ háo hức một cách lạ thường, chưa bao giờ mà tôi cảm thấy vui vẻ đến vậy. Đi một quãng đường dài, chiếc xe bỗng dừng lại, bố gọi tôi : "Đến nơi rồi đấy con trai à". Tôi vội mở cửa xe và chạy vào nhà ngoại, kêu một tiếng thật to: "Thủy ơi, mẹ ơi, ngoại ơi con về rồi đây." Mẹ tôi nhận ra tôi, chạy đến ôm tôi vào lòng "Mẹ nhớ con lắm đấy" mẹ bảo. Tôi đi khắp nhà, sau một hồi tôi hỏi mẹ, "Mẹ ơi, em Thủy đâu rồi ạ". Giọng mẹ dõng dạc: "Con muốn gặp em Thủy à." Mẹ nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi một quãng đường rồi ngừng lại. Tôi băn khoăn không biết mẹ đã dắt tôi vào chợ làm gì. Tôi hỏi: "Mẹ dắt con đi đâu thế ạ." Mẹ lặng thinh, không nói nên lời. Đi thêm vài bước nữa, tôi thấy em Thủy đang bán hoa quả. Tôi chạy đến, thấy tôi, thấy 2 con Em Nhỏ và Vệ Sĩ trên tay tôi, em tôi bậc khóc, chạy vào ôm tôi, nước mắt tôi tự nhiên chảy như mưa bắt đầu đổ, tôi ôm chặt em vào lòng. "Em nhớ anh lắm, nhìn thấy anh vẫn còn giữ gìn 2 con búp bê này thì em vui lắm." Em tôi nói. Sau một hồi, em tôi đã bình tĩnh trở lại, tôi bảo với em là sẽ ở lại chơi vài ngày, em tôi mỉm cười rực rỡ. Dường như nhiều lần tôi đã thấy em cười, nhưng sao tôi cứ thấy nụ cười này của em bỗng khác biệt lạ thường, giống như nó chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn khắc sâu trong lòng em. Mẹ tôi bảo: "Lâu lâu Thành mới về quê thăm em mà nhỉ, vậy mẹ sẽ cho Thủy ngừng bán vài ngày để 2 anh em có thời gian ở với nhau." Tôi và em tôi chạy đến ôm mẹ. "Cảm ơn mẹ nhiều lắm" Hai anh em tôi đồng thanh.
Có trước rồi cũng sẽ có sau, thời gian như cơn gió, mới đây mà đã đến ngày về nhà rồi, tôi nhường 2 con Vệ sĩ và Em Nhỏ cho em và bảo: "Lúc trước anh đã giữ chúng rồi, giờ đến lượt em đấy, năm sau anh sẽ giữ chúng, cứ thay phiên nhau như vậy nhé." Em tôi cầm lấy 2 con búp bê. Chúng tôi chào hỏi nhau xong nói lời tạm biệt với nhau. Trên đường về, lòng tôi rất thanh thản như mặt nước gợn sóng. Tôi sẽ cố gắng học tiếp tục để cho em mình thấy những kết quả tốt đẹp, cho em thấy mình xứng đáng làm anh hai giỏi giang, chẳng sợ gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được những kỉ niệm đẹp ấy.
Đừng chê ngắn, vì tôi mỏi cả tay rồi, liệt phím luôn rồi...
giúp mk mình vs
Cuộc đời mỗi con người luôn là vô vàn những điều quý giá, kỳ diệu và thiêng liêng. Luôn luôn ẩn chứa những bài học đáng giá. Đặc biệt nhất là ở trường học, nơi mà chúng ta được tiếp thu kiến thức mỗi ngày. Từ khi còn bé thơ đến lúc được trưởng thành. Hiện tại, tôi đã gần 30 và đây là lần đầu tôi trở lại ngôi trường cấp 1 Tiểu học .... Cảm xúc nào đó đang dấy lên trong tôi, bao hoài niệm, bao kỉ ức lại ùa về bên chỗ ngồi cạnh cửa sổ quen thuộc, tên của những người bạn thân tôi còn nhớ mang mán hồi ấy. Trường học trong tim mỗi người, luôn là một điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng khi qua rồi và nhìn lại ấy không chỉ là ngôi nhà thứ hai của mình mà còn là nơi như cất giấu giúp quãng đời học sinh hồn nhiên, vô tư, ngây ngô vui vẻ. Trường giờ đã hiện đại và dường như rộng hơn xưa có thêm hai dãy, ba dãy có hai tầng cho các bạn học sinh học tập và hai dãy có tầng cho giáo viên. Còn có cả phòng đoàn đội, nơi mà các bạn học sinh "chăm ngoan" được mời lên viết biên bản hay là nơi họp của lớp trưởng và cờ đỏ. Sân trường rộng rãi làm bằng xi măng, có mái che giữa sân để che nắng khi tập thể dục vào buổi chiều. Ngoài ra còn một sân rộng và 1 dãy phòng âm nhạc thêm phòng thí nghiệm hóa học, vật lí, sinh học. Kế bên sân rộng đó là nơi tập nhảy xa. Cây cối hơi nhiều nên rất mát mẻ. Xung quanh sân trường đều có các bồn hoa được thầy phân công các lớp chăm sóc. Ngôi trường quả thực nhiều sự thay đổi, nhiều thầy cô giáo đã về hưu, nhưng mãi tình cảm tôi dành cho vết chấm đẹp này luôn còn trong tim. Nhớ quá, cảnh mình còn vui vẻ học tập và được vui chơi bên những bạn tốt. Muôn vàn những câu chuyện nhỏ nhặt đơn giản, có muôn vàn kỉ niệm mà tôi mãi chẳng muốn quên.
✿Tuệ Lâm☕