K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

Phân tích câu tục ngữ:

CâuNghĩa câu tục ngữGiá trị câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1Con người quý giá hơn tiền bạcĐề cao giá trị con ngườiRăn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con ngườiPhải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con ngườiRèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lươngTrong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹpRăn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mựcCần phải học các hành vi ứng xử văn hóaHọc cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảoCoi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dụcKhuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bèKhông chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanhSự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mìnhĐề cao cách ứng xử hòa ái.Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lànhPhải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụNghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớnKhẳng định sức mạnh của sự đoàn kếtGiáo dục về lối sống tập thể, trá
10 tháng 3 2020

tục ngữ về xã hội
1. Nòi nào giống ấy.
2. Cây có cội, nước có nguồn.
3. Giấy rách giữ lề.
4. Cha già con cọc.
5. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
6. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
7. Khôn từ trong trứng khôn ra.
8. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
9. Máu chảy ruột mềm.
10. Khác máu tanh lòng.
1. Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Chim có tổ, người có tông.
3. Chú như cha, già như mẹ *
4. Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
5. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
6. Cháu bà nội, tội bà ngoại.
7. Nó lú có chú nó khôn.
8. Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
9. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò chạy đi.
10. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
1. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
2. Chị em dâu như bầu nước lã.
3. Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
4. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
7. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
8. Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
10. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
1. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
2. Dễ người dễ ta.
3. Sẩy đàn tan nghé.
4. Con sâu bỏ rầu nồi canh.
5. Cả vốn lớn lãi.
6. Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.
7. Quen mặt đắt hàng.
8. Tiền trao cháo múc.
9. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
10. Nhà gần chợ để nợ cho con.
1. Tiền không chân xa gần đi khắp.
2. Đồng tiền liền khúc ruột.
3. Của thiên trả địa.
4. Của thế gian đãi người thiên hạ.
5. Của một đồng, công một nén.
6. Có tiền mua tiên cũng được.
7. Người làm nên của, của không làm nên người.
8. Người sống đống vàng.
9. Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
10. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.
1. Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
3. Của bụt mất một đền mười.
4. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.
5. Mạnh về gạo bạo về tiền.
6. Của bền tại người.
7. Nhất tội, nhì nợ.
8. Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh.
9. Làm nghề gì ăn nghề ấy.
10. Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.
1. Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
2. Bầu dục chẳng đến bàn thứ tám, cám nhỏ chẳng đến miệng lợn sề.
3. Thằng mõ có bỏ đám nào.
4. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.
5. Làm hàng săng, chết bó chiếu.
6. Dò sông, dò bể, dò nguồn
Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
7. Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.
8. Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột.
9. Muốn nói oan làm quan mà nói.
10. Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
1. Lễ vào quan như than vào lò.
2. Quan thời xa, bản nha thời gần.
3. Tuần hà là cha kẻ cướp.
4. Hay làm thì đói, hay nói thì no.
5. Cốc mò cò xơi.
6. Cá lớn nuốt cá bé.
7. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
8. Tức nước vỡ bờ.
9. Con giun xéo lắm cũng quằn.
10. Được làm vua, thua làm giặc.
Xã hội:
Nước đổ lá khoai.
Đèn soi ngọn cỏ.
Chó cắn áo rách.
Gio cao, đánh sẽ.
Giầu điếc, sang đui.
No nên bụi, đói nên ma.
Người giầu tham việc
Thất nghiệp tham ăn.
Của người bồ tát
Của mình lạt buộc
CHÚC BẠN HỌC TỐT

23 tháng 1 2022

Lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục ...

Nghĩa đen: Nghĩa mặt câu chữ của câu đó

Nghĩa bóng: Thường là nghĩa ẩn dụ ví dụ phê phán xã hội phong kiến, đồng cảm cho thân phận người phụ nữ,...

10 tháng 1 2019
1Con người quý giá hơn tiền bạcĐề cao giá trị con ngườiRăn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con ngườiPhải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con ngườiRèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lươngTrong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹpRăn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mựcCần phải học các hành vi ứng xử văn hóaHọc cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảoCoi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dụcKhuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
11 tháng 1 2018

Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh trí tuệ dân gian ta qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Sau đây là một số câu tiêu biểu:

1.    Một mặt người bằng mười mặt của.
2.    Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.    Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.    Học ăn, học nói, học gói, học    mở.
5.    Không thầy đố mày làm nên.
6.    Học thầy không tày học bạn.
7.    Thương người như thể thương thân.
8.    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9.    Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.

Dưới hình thức những lời nhận xét, khuyên nhủ ngắn gọn, hàm súc, tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người, trong cách học hành và ứng xử hằng ngày.

Đưa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người và xã hội. về hình thức, chứng đều ngắn gòn, có vần, có nhịp và thường dùng lối so sánh, ẩn dụ.

Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

phan h mot so cau tuc ngu ve con nguoi xa hoi

Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…

Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:

Cái răng, cái tóc là góc cọn người.

Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !

Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch; rách >< thơm và sự đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch – rách cho thơm.

Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.       

Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khó khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu truyền rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục… có nội dung tương tự.
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.

Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…

Nghĩa của học ăn, học nói tương đôi dễ hiểu, còn thế nào là học gói, học mở! Về hai vế này có giai thoại sau đây. “Các cụ kể rằng, Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khỏi tung toé ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”.

Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiện là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.

Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thông qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.

Học hành là công việc khó khăn, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:

Không thầy đố mày làm nên.

Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức).. Làm nên : làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp- Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chôn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trọng của người thầy.

Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. -Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sông theo đúng đạo lí làm người.

Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:
Học thầy không tày học bạn.

Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy. Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: không bằng. Nghĩa của cả câu là: Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm: Tự học là cách học có hiệu quả nhất.

Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.

Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lức, học suốt đời.

Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên ?

Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dùng lời nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi và chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là tài sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.   

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

Câu 8: Nói về lòng biết ơn:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Quả: hoa quả. Cây: cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây: người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo… Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh, bảo vệ đất nước…

Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.

Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ.

Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.

Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.

Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác dụng to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.

15 tháng 3 2021

ai trả lời nhanh giúp mk vs

 

15 tháng 3 2021

PTBĐ hay là BPNT?

 

11 tháng 2 2022

biểu cảm

26 tháng 4 2017

- Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

- Từ và câu có nhiều nghĩa.