K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.   GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

-     Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4.

-     Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Câu 1:       Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                        Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-     Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

-     Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

-     Áp dụng kinh nghiệm này, người ta sử dụng thời gian hợp lí với mỗi mùa chú ý phân bổ thời gian biểu làm việc cho phù hợp.

4 tháng 8 2018
  • -Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • -Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo
  • -Chuối sau cau trước
  • -Chắc rễ bền cây
  • -Cây chạm lá cá chạm vây
  • -Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • -Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
  • -Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
  • -Đầu năm gió to,
Cuối năm gió bấc.
  • -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng(Có trong SGK Ngữ Văn 7 tập 2)

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
 
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
 
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
  • -Đừng giống buồm trong bão giông.
  • -Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.
  • -Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
  • -Êm như dòng nước, dữ như chằn tinh.
  • -Gió thổi đổi trời.
  • -Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
    • -Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
  • -Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa(Có trong SGK Ngữ Văn 7 tập 2)
  • -Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão.
  • -Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
  • -Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
  • -Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
  • -Muốn cho lúa nảy bông to
    • -Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
  • chúc bạn hok tốt
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
-
Xác định luận điểm ; luận cứ1. Tục ngữ được mệnh danh là “túi khôn dân gian”, kho trí tuệ quý giá đượcnhân dân đúc kết kinh nghiệm từ đời sống thực tiễn.2. Những hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên, phương pháp lao động sản xuất.3. Những bài học quý giá về con người và xã hội; cách ứng xử trong cuộc sống.4. Những dấu ấn văn hóa về con người, phong cảnh thiên nhiên,...
Đọc tiếp

Xác định luận điểm ; luận cứ

1. Tục ngữ được mệnh danh là “túi khôn dân gian”, kho trí tuệ quý giá được
nhân dân đúc kết kinh nghiệm từ đời sống thực tiễn.
2. Những hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên, phương pháp lao động sản xuất.
3. Những bài học quý giá về con người và xã hội; cách ứng xử trong cuộc sống.
4. Những dấu ấn văn hóa về con người, phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống trên
khắp mọi miền đất nước Việt Nam.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
6. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
7. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
8. Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần.
9. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
10. Anh em như thể tay chân.
11. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
12. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
13. Thương người như thể thương thân.
14. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
15. Không thầy đố mày làm nên.
16. Ăn Bắc, mặc Nam.

1
17 tháng 3 2020

a mình hiểu r k cần giúp nữa đâu các bạn nhé!

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?a) Ăn quả nhớ kẻ trồng câyb) Nước chảy đá mònc) Rau nào sâu ấyd) Lên thác xuống ghềnh2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười...
Đọc tiếp

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.

1
10 tháng 9 2021

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.

→ Câu đặc biệt
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.

→ Câu rút gọn
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong

→ Câu đặc biệt
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.

→ Câu rút gọn
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.

→ Câu rút gọn
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.

→ Câu đặc biệt

21 tháng 10 2018

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

- Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

Trả lời:

a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Trả lời:

Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Trả lời:

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2. Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Đồng chí  nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị Thiên,

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

    - Thưa trong điện nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

 nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Trả lời:

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

IV. LUYỆN TẬP

1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời:

Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mãng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.

2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…

Đặt câu:

Ví dụ:

Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

3. Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời:

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d, Khi làm bài tập làm văn

e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao?

Trả lời:

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

      Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

      Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

( Hò ba lí của Quảng Nam)

22 tháng 12 2018

a, Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “ Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.”

b, Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.

c, Mặc dù trải qua bao nhiêu năm tháng nhưng tôi vẫn không quên được kỉ niệm êm đềm thời học sinh.

21 tháng 10 2016

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.
Chúc bạn học tốt!
21 tháng 10 2016
 

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.