K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

       Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây là một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài học rút ra

→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.

→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.

Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^

6 tháng 12 2021

dạ

 

15 tháng 11 2017

Cùng với Sêkhốp và Ghi đơ Môpatxang, Ô. Henry là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn. Tên tuổi và tác phẩm của ông tồn tại mãi trong sự yêu thích của người đọc khắp nơi trên thế giới vì niềm tin của ông vào con người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con ngườ, đặc biệt là những con người nghèo khổ, bất hạnh.

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.

Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.

Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.

Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.

Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.

15 tháng 11 2017

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

24 tháng 12 2020

cậu tham khảo đoạn văn này nhé 

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh em bé co ro trong đêm đông giá rét vì đói, vì lạnh, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, em được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả như muốn lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng em đã phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, tuyệt vọng như vậy. Ngày nay, chúng ta còn gặp rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân các em, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Hãy cùng phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Mỗi người có thể dành một chút tiền ăn sáng tiết kiệm được để mua giúp gói tăm hay tờ báo của các em hay đơn giản là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến họ thêm ấm lòng. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và yêu thương bởi nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc cực xa xôi mà ở nơi thiếu thốn tình người

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

24 tháng 12 2020

Thanks

23 tháng 12 2017

Cùng với Sêkhốp và Ghi đơ Môpatxang, Ô. Henry là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn. Tên tuổi và tác phẩm của ông tồn tại mãi trong sự yêu thích của người đọc khắp nơi trên thế giới vì niềm tin của ông vào con người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con người , đặc biệt là những con người nghèo khổ, bất hạnh.

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.

Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.

Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.

Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.

Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.