K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2017

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý của chủ đề.

 là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

 Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý của chủ đề.

8 tháng 10 2017

1) Tính thống nhất của văn bản là : khi tập trung thể hiện củ đề đã xác định và không lệch sang chủ đề khác.

2) Thống nhất là : Họp thành một khối , có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều hành chung.

3) Sự thống nhất về chủ đề được thể hiện :

- Cần xác định rõ chủ đề

- Thể hiện chủ đề ở nhan đề

- Đề mục, các phần, các từ ngữ, câu văn then chốt được lặp đi lặp lại.

20 tháng 8 2017

-Có thể hiểu chủ đề của một văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.

-Tính thống nhất về chủ đề còn thể hiện ở nhan đề và quan hệ giữa các phần của văn bản qua các câu văn và từ ngữ thể hiện.

20 tháng 8 2017

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.


1/-Các văn bản: Tôi đi học, Chiếc bát vỡ có đảm bảo tính thống nhất về chủ đề không? Dựa vào đâu em biết điều đó?Đọc lại văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cho biết nội dung chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản2/“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta...
Đọc tiếp

1/-Các văn bản: Tôi đi học, Chiếc bát vỡ có đảm bảo tính thống nhất về chủ đề không? Dựa vào đâu em biết điều đó?

Đọc lại văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cho biết nội dung chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản

2/

“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!”.

            (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn)

Đoạn văn bản trên muốn nói với chúng ta điều gì?

mọi người ơi mình cần gấp xin mọi người trả lời nhanh giúp mình

0
24 tháng 8 2017
-Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. -Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. -Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề

24 tháng 8 2017

-Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

-Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.


20 tháng 9 2021

Tham khảo:

MỞ BÀI:

 Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.

THÂN BÀI:

     Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.

     Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.

     Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.

     Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.

     Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.

KẾT BÀI:

     Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.

Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.

Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!

18 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D