Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều mà t/g muốn nhắn nhủ:
=>Mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
Có rất nhiều cách để nói về điều mà tác giả muốn nhắn nhủ, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Cách 1: “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy”.
Cách 2: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
Cách 3: Tác giả muốn chúng ta rút ta bài học rằng:
- Ngợi ca tình cảm anh em giữa Thành và Thủy.
- Tổ ấm gia đình là thứ quý giá, vô cùng quan trọng với cuộc sông con người, bậc cha mẹ lẫn con cái không thể vì bất kỳ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
- Ngoài ra còn nhắn nhủ các em - người làm con, làm anh chị em của nhau, phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau (giống như nhường nhịn búp bê vậy), quan tâm (Thành chú ý đến từng hành vi của Thủy: hàng nước mắt, ánh mắt, lời nói, ...), giúp đỡ nhau (Thủy vá áo cho anh).
- Nếu như gia đình không hạnh phúc đi chăng nữa, thì tình cảm anh em cũng đừng để thất hòa.
Cách 4: Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
Cách 5: Qua câu chuyện này, ta thấy tác giả muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.
Tham khảo
a. Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, còn Thủy là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ.
b. Thông điệp: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia ly khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương.
c. Ý nghĩa: Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống và ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người đối với người khác trong gia đình.
Gia đình là nguồn động viên, an ủi, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Gia đình là một bến đỗ bình yên để ta tránh dông bão cuộc đời. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ nâng đỡ ta trên bước đường đời, chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao. Chính tình yêu thương, dạy dỗ của người mẹ người cha là động lực để con trở thành người tốt đẹp và thành công. Không có cha mẹ, con người thật khó vững bước trên đường đời.
Vì tác giả muốn nói rằng anh em Thành thuỷ cũng giống như hai con búp bê dễ thương kia . Chung vô tư hồn nhiên chẳng làm nên tội tình gì cả . Tất cả đều do lỗi lầm của người lớn gây ra mà những đứa trẻ vô tội như Thành và Thuỷ đều phải chịu đựng. Qua đây cũng nói lên sự bao dung của Thuỷ thà rằng mình chịu cảnh chia li chứ không muốn những con búp bê cũng chịu cảnh ngộ như mình
Cách đặt nhan đề của tác giả hoàn toàn hợp lí vì búp bê gợi đồ chơi của trẻ nhỏ cũng giống như hai anh em Thành và Thủy ngây thơ, trong sáng, vô tội, chúng không có lỗi vậy mà phải chia tay nhau. Cách đặt nhan đè như vậy đã thể hiện được chủ đề của câu chuyện và gây sự chú ý cho người đọc.
Em tham khảo:
Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.
Bạn đọc rồi xem có chi tiết nào khiến bạn cảm động nha ! Mình đâu biết được chi tiết nào khiến bạn cảm động đâu !
Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài
Bài làm
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Mỗi con người sinh ra là để đến trường để học những điều tốt. Mẹ ạ, trước tiên con phải cảm ơn mẹ đã luôn bên cạnh, ủng hộ lo lắng cho con từng ngày. Những lúc con ốm, mẹ nâng niu chăm sóc con chu đáo. Mẹ luôn bảo vệ con bằng những cách tốt nhất. Vậy mà mẹ chưa bao giờ đòi hỏi con phải trả ơn mẹ. Con rất cảm ơn vì mẹ đã cho con một cuộc sống hạnh phúc như bây giờ, không có mẹ thì sẽ không có con ngày hôm nay. Thời gian cứ vậy mà lặng lẽ trôi, con chưa từng nghĩ một ngày nào đó con sẽ mất mẹ. Mẹ ơi, mẹ đừng xa con mẹ nhé! Đôi khi con chỉ muốn nói với mẹ " Con yêu mẹ " giá mà con có thể nói câu ấy trước mẹ. Cảm ơn người mẹ đã luôn tận tình chăm sóc nuôi nấng con thành người. Con cảm ơn mẹ nhiều lắm.
2)
Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn
+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân
+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương sự kính trọng lòng biết ơn và cuộc sống này còn gì đẹp đẽ hơn thế
+ Con cai dù trưởng thành vẫn mãi mãi còn bé bỏng trong vòng tay , tinh yêu thương của cha mẹ . Hiếu thao với cha mẹ thì con cai cũng trưởng thành hơn , nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn không hời hợt , sống không chỉ biết nhận mà đã biết cho , biết hi sinh . Từ đó mà bao đức tính tốt đẹp nảy sinh từ việc làm , những tấm lòng chí hiếu dù rất nhỏ bé . Quan tâm cuộc sống mọi người xung quanh minh bao nhận thức tốt đẹp được nảy sinh
+ Hiếu thảo , việc làm bày tỏ lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh , ngưỡng mộ , ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp van hoa dân tộc sáng ngời . những câu chuyện chũ hiếu người xưa : Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca . Nay chũ hiếu và những câu chuyện về lòng hiếu thảo của em bé nhr tuối học giỏi chăm sóc người mẹ bệnh tật , hay sự cố gắng nỗ lực báo hiếu cha mẹ bằng những kết quả học thì cũng mãi vinh danh
+ người ta nói : lớp sóng trước đổ đâu , lớp sóng sau đổ đó . Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống
+ Những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn thậm chí còn giết chết cha mẹ vì matuy thuốc phiện ....Quên ông bà tổ tiên ....của những kẻ chua khỏi vành đã con đuôi mãi mãi bị người đời nguyền rủa . Và tất nhiên những kẻ đó có " bao giờ trưởng thành được "