Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ nhỏ những câu ca dao, dân ca đã đi vào từng lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ và cùng chúng ta lớn lên từng ngày. Đặc biệt, những bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình thật đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình cảm gia đình luôn là một điều gì đó làm cho chúng ta mỗi khi nhớ đến thì vô cùng xúc động. Những bài ca dao ấy đã nói lên được tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm anh em trong gia đình. Những tình cảm đó đi vào những câu hát lại nó đẹp hơn mấy phần. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ câu " Công cha như núi Thái Sơn...." câu ca dao đã nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái là không gì sánh được nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm đối với những công lao đó của cha mẹ.
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩ
Xuân Quỳnh không phải là tác giả xa lạ với các bạn đọc. Tuy nhiên, Tiếng gà trưa không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều. Nhưng, với tư cách là đứa con tinh thần của một chủ thể sáng tạo giàu cá tính, Tiếng gà trưa mang chứa những nét riêng đáng yêu.
Tiếng gà trưa là bài thơ lôi cuốn từ khổ đầu, đọc tiếp thấy thú vị và đến đoạn kết thì nhuần thấm vào tâm trí người đọc - nhất là người đọc tuổi hồn nhiên. Phần chủ yếu của bài thơ là dòng hoài niệm. Trong dòng cảm xúc ấy hiện lên hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đẹp người đọc cảm nhận được tình bà cháu gần gũi, yêu thương, ấm áp. Đã có không ít người đọc thể hiện cảm nhận, ấn tượng sâu sắc về những tình cảm thiêng liêng từ dòng hoài niệm đó. Nhưng, Tiếng gà trưa không chỉ là hoài niệm. Trong vẻ hoài niệm hết sức hồn nhiên, Tiếng gà trưa có mạch ngầm suy tưởng.
Tiếng gà trưa là một dòng hoài niệm sâu sắc và chính dòng hoài niệm ấy làm dạt dào thêm cho khát vọng chiến đấu. Vào cách bố cục, cách phân đoạn ta thấy bài thơ được chia làm hai phần rõ rệt. Sáu khổ thơ đầu là dòng hồi tưởng tự nhiên từ hiện tại nhớ về quá khứ. Hai khổ thơ cuối là chiêm nghiệm, suy ngẫm rút ra từ quá khứ sâu sắc thức dậy rất mãnh liệt ở trên. Tiếng gà rộn lên trong nắng trưa được cảm nhận bằng thính giác, bằng thị giác, xúc giác và đến cả linh giác. Kỷ niệm sống dậy, lòng trí lại tưởng nhớ, suy tư. Như vậy, mặc dù cảm xúc bao trùm lên tất cả nhưng suy tưởng vẫn chảy một mạch ngầm, và nếu không có mạch suy tưởng ấy thì dòng hoài niệm kia thật khó có thể hồn nhiên xanh đến thế!
Hai khổ thơ cuối. Sau rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ được gọi về, nhân vật trữ tình chiêm nghiệm:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Hạnh phúc tuổi ấu thơ trong tình thương yêu bao la của người bà gắn với hình ảnh ổ trứng hồng không thể nào kể hết. Tất cả khắc in đậm nét trong lòng cô bé ngay từ tuổi dại thơ hồn nhiên. Hạnh phúc ngập tràn đến mức Giấc ngủ hồng sắc trứng. Không có những niềm hạnh phúc ngập tràn ấy chắc chắn cái âm thanh Cục… cục tác cục ta hết sức bình thường chẳng thể làm xao động tâm hồn người chiến sĩ. Chiêm nghiệm đó thúc đẩy chủ thể trữ tình bộc bạch suy tưởng về mục đích chiến đấu:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Người chiến sĩ xao động vì tiếng gà, nhận ra ý nghĩa lớn lao của âm thanh ấy đối với cuộc đời mình, chợt liên tưởng đến lý tưởng cao cả mà mình đang theo đuổi và nhận ra giữa những điều đó là một mối keo sơn gắn bó. Mục đích chiến đấu được nhấn mạnh nhờ điệp từ vì. Phép liệt kê từ khái quát đến cụ thể giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Những thủ pháp nghệ thuật đó không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước. Khổ thơ này khiến ta nhớ ngay đến mấy câu văn của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nếu thử minh hoạ bằng một hình xoáy trôn ốc dựa trên sự vận động của hệ thống hình ảnh mà hai tác giả sử dụng ta sẽ dễ dàng thấy được trình tự diễn tả của Ê-ren-bua và Xuân Quỳnh ngược nhau. Ê-ren-bua diễn tả từ cụ thể đến khái quát, Xuân Quỳnh bộc lộ từ khái quát đến cụ thể. Nhưng cả hai đều có một điểm xuất phát chung, thể hiện sự gặp gỡ ý tưởng như một quy luật tất yếu muôn đời của lòng yêu nước. Tình yêu ấy là thiêng liêng, cao đẹp nhưng lại xuất phát từ những gì bình dị, nhỏ bé, đời thường. Rõ ràng lý tưởng chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc không phải là một khẩu hiệu chung chung, mòn sáo. Ai cũng có kỷ niệm, có người thân, có quê hương…- những điều tưởng rất riêng tư, bé nhỏ nhưng lại vô cùng gắn bó với đất nước rộng lớn. Chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Rất cụ thể, cảm động! Thể hiện lòng yêu nước, Xuân Quỳnh viết thật tự nhiên. Nhấn mạnh cái bình thường của cuộc sống trong hoàn cảnh chiến đấu, Tiếng gà trưa là hình ảnh của sự sống, một sự sống sâu sắc, bền chắc. Không có đoạn suy tưởng này, mạch cảm xúc của bài thơ không hoàn thiện, cảm hứng yêu nước của bài thơ không được cất cánh. Và nếu thế, nó đã bị lãng quên!
3. Trong dàn đồng ca đầu mùa đánh Mỹ, thơ Xuân Quỳnh nghiêng về khai thác những cảm xúc riêng tư, từ cảm xúc riêng ấy lại cất lên những giai điệu hoà cùng thời đại. Đọc thơ Xuân Quỳnh, không riêng bài Tiếng gà trưa, không nên bỏ qua những hiểu biết về tiểu sử của tác giả. Mồ côi mẹ, sống với bà suốt những năm thơ ấu, chính từ hoàn cảnh riêng tư ấy mà tình bà cháu ở đây chân thực, cảm động đến vậy. Sách Ngữ văn 7 nói Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước (Tập1, trang 151). Rất chính xác. Điều đó được thể hiện trong thơ và cả trong đời.
Sự thống nhất đời và thơ ấy (dĩ nhiên là không đồng nhất) là một cơ sở giúp ta xác định và gọi tên chủ thể trữ tình. Nên chăng ở bài thơ này ta không xác định cụ thể nhân vật trữ tình là nam haynữ chiến sĩ? Nhiều giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, kỷ niệm của anh chiến sĩtrong bài thơ… Như thế có thoả đáng? Tôi nghĩ là không. Xác định nhân vật trữ tình phải căn cứ vào nội dung cảm xúc của bài thơ. Nhân vật trữ tình là Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả. (…) là con người đồng dạng của tác giả (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2004). Nếu xác định, gọi tên hình tượng nhân vật trữ tình ở bài thơ này làanh chiến sĩ, chúng ta sẽ lí giải thế nào về những chi tiết rất nữ tính này: Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng và Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt…?! Còn gọi là nữ chiến sĩ? Có lẽ không cần thiết phải cụ thể quá như thế. Mặc dù, trong thời chiến, ai cũng có thể là chiến sĩ, không phân biệt già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, các lĩnh vực hoạt động… Cảm xúc trong thơ là cảm xúc điển hình. Dù là nỗi lòng riêng tư của ai, nếu tâm trạng ấy gợi được đồng cảm thì đều có giá trị phổ quát. Người chiến sĩ trong Tiếng gà trưalà hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Và, những ai biết trân trọng quá khứ tuổi thơ, mang nặng nghĩa tình với gia đình xóm mạc, mỗi lần hồi nhớ quá khứ lại như được tiếp thêm sức mạnh phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp thì đều có thể gặp hình bóng của mình trong thi phẩm Tiếng gà trưa. Vì thế, tôi nghĩ không nên gọi nhân vật trữ tình ở đây là nữ chiến sĩ hay anh chiến sĩ mà hãy gọi bằng một từ có ý nghĩa khái quát hơn: người chiến sĩ. Kỷ niệm riêng tư của Xuân Quỳnh đã hoà điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ đã thống nhất cùng cái ta dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao. Không nên vì việc xác định, gọi tên nhân vật trữ tình thiếu chính xác mà vô hình trung thu hẹp ý nghĩa của tác phẩm.
Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.
Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.
(Tức sự)
Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.
Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.
Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không.
Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.
Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.
Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!
Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.
Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.
Mình chỉ mê GDCD chứ ko giỏi lắm, mong bạn ủng hộ tk nha !
Khuyên bạn : Bạn ơi, làm như vậy là phá hoại của công, không nên làm
Nếu bạn không nghe : Mách cô
Mk chỉ có zậy thui, mong bạn sẽ tk cho mk nha ~~~~~
Lớp 7A có 45 học sinh, trong lần thi học kì I vừa qua, số điểm của bài kiểm tra Toán như sau:
Điểm | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số học sinh | 2 | 6 | 9 | 10 | 7 | 8 | 3 |
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
tk mk nha
BÀI LÀM
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
Lớp 7A có 42 học sinh, trong lần kiểm tra học kì I vừa qua, số điểm của bài kiểm tra môn toán như sau:
Thống kê chiều cao (tính bằng cm) của 12 học sinh trong đội bóng đá của trường được ghi lại trong bảng dưới đây:
.
Cuộc điều tra 1: Lớp 7A có 42 học sinh, trong lần kiểm tra học kì I vừa qua, số điểm bài kiểm tra môn Toán như sau:
Cuộc điều tra 2: Thống kê chiều cao (tính bằng cm) của 12 học sinh trong đội bóng đá của trường được ghi lại trong bảng dưới đây: