K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Tham khảo!

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

15 tháng 12 2021

Em tham khảo các ý này nhé:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

15 tháng 12 2021

Tham khảo nhé

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

Ý rút gọn là con người khi sinh ra ai ai cũng cần có tình yêu là thứ cần thiết chúng ta phải biết trân trọng khi có đc nó.

7 tháng 2 2021

Giúp mình với nè yeu

7 tháng 2 2021

a, Thể thơ tự do

PTBD: biểu cảm

b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :

" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.Nhưng rồi người ta tìmthấy một đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu,đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng."
( O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
Câu 1: Xét câu sau : " Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái
đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." từ "ồ" thuộc loại từ gì?
Câu 2: Xét câu sau: "Cụ ốm chỉ có hai ngày." từ "chỉ có" thuộc loại từ gì?
Câu 3:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta.

0
CM
16 tháng 12 2022

Giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống:

- Những người được giúp đỡ sẽ có cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn, vững thêm niềm tin vào con người và cuộc đời.

- Những người sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ luôn được mọi người trân trọng, quý mến; đồng thời, họ sẽ có một cuộc sống ý nghĩa, nhiều niềm vui.

- Thế giới này cũng vì thế mà trở nên nhân văn, văn minh hơn.

21 tháng 10 2021

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

21 tháng 10 2021

bn tham khảo nhé!

 

Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé: 

Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường.