K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”1. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:

“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”

1. Đoạn văn trên kể về việc gì?

2. Ghi lại một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.

3. Chỉ ra một cụm danh từ trong đoạn văn trên.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé có ý nghĩa gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đoạn văn có sử dụng phó từ và chỉ từ (Gạch chân chỉ rõ phó từ và chỉ từ).

PHẦN 2: Đọc kĩ truyện sau và trả lời câu hỏi:

BÓ HOA ĐẸP NHẤT

Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ.

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa dâm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm những bông hoa dâm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”.

Theo Hà Huy Anh (Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019)

1. Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?

2. Giải thích nghĩa của từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”.

3. Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”?

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về tình cảm của em đối với mẹ.

PHẦN 3: Kỉ niệm về mái trường, thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.

1
11 tháng 3 2020

Phần 1:

1. Đoạn văn kể về sự việc sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, được bà con nuôi giúp để lấy sức đánh giặc.

2. Thánh Gióng "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ."

3. Cụm danh từ: hai vợ chồng.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. 

Phần 2:

a. Trong câu "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" có:

- Danh từ: bó hoa

- Động từ: tặng

- Tính từ: đẹp.

2. Băn khoăn là lo nghĩ, đắn đo, suy đi tính lại mà chưa có kết quả.

3. Mẹ nói "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" vì đó là bó hoa của hai chị em tặng, nó không có giá trị về vật chất nhưng có giá trị tinh thần to lớn.

17 tháng 11 2017

a) hôm ấy , Minh và Nhi đã tự nhânj lỗi của mk trước lớp vì 2 bạn đã có hàn vi trốn học . vào giờ ra chơi hôm ấy , MInh nói với NHi ; " làn bên có gánh xiếc hay lắm ! Hay là mk đi xem đi " . NHắc đến xiếc thì NHi rất hào hứng vì chưa lần nào đc đi xem xiếc . NHi nói ; " Ừ dc , nhưng đi bằng cách nào cổng trường đã khóa rồi . " . MInh nói tiếp ; ' Tớ bt một khe hở ở trường . chúng mk có thể chui qua đó ' . NHi nói lại ' Ừ ! nhanh lên sắp vào  hoạc rồi . THế là MInh và NHi đến chỗ khe hở . NHi  chui qua trước , sau đó đến MInh chui qua . Bỗng nhiên , bác bảo vệ nắm lấy chân MInh nói ; " cậu nào đây ! trốn học hả ! '' . nói xong , bác bảo vệ kéo MInh ra và NHi nũng từ cái lỗ chui ra , KHông thấy hs lớp mk , cô đi tìm và chứng kiến dc cảnh đó . Cô lại gần , phủi cát bụi trên người MInh và NHi và đưa 2 bn về lớp . Về tới lớp , cô nghiêm giọng hỏi ; '' TỪ này các e conf dám trốn học đi chơi k ? '' . MInh và NHI đồng loạt trả lời : '' THưa cô k ạ ! chúng e xin lỗi cô " . sau đó , cô cho 2 bn về chỗ và tiếp tục tiết học

Câu 1. Thế nào là danh từ?A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệmB. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vậtC. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từD. Danh từ là những hư từCâu 2. Danh từ được phân loại thành:A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vịB. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị,...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

4
28 tháng 5 2021

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

26 tháng 12 2018

Hy sinh = bỏ mạng 

Khi dùng hai từ trên nên cân nhắc 

Hy sinh lịch sự hơn bỏ mạng 

Hy sinh nghĩa là vật nào đó đã khuất ( mất , chết ) 

Bỏ mạng nghĩa là bỏ đi mạng sống đồng nghĩa là mất , chết 

VD :

- Anh chiến sĩ dũng cảm đó đã hy sinh .

- Vì người chủ , chú chó giàu tình cảm ấy đã bỏ mạng để cứu người chủ của mình .

Hk tốt 

Ko chắc 

26 tháng 12 2018

Hai từ "hy sinh" và "bỏ mạng" đều mang ý nghĩa là chỉ cái chết

Nhưng từ "hy sinh" ở đây là chết anh dũng vì Tổ Quốc, chết vì nghiệp lớn, mang sắc thái biểu cảm trang trọng

Còn từ "bỏ mạng" ở đây có nghĩa là một cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường, khinh bỉ

VD: Các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

      Giặc chạy không kịp, bỏ mạng hàng loạt ở nước bạn.

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D.A. Biểu cảm và tự sự Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?A. Lục bát B. Tự do C. Song thất lục bát D.Sáu chữ Câu 3: Từ “tôi” thuộc từ loại gì?A. Danh từ B. Động từ C. Đại từ D. Từ đơnCâu 4: Từ nào sau đây không phải từ láy?A. Chòng chành B. ngân nga C. Mượt mà D. Thanh đạm Câu 5: Câu thơ...
Đọc tiếp

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D.A. Biểu cảm và tự sự

 Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát B. Tự do C. Song thất lục bát D.Sáu chữ

 Câu 3: Từ “tôi” thuộc từ loại gì?

A. Danh từ B. Động từ C. Đại từ D. Từ đơn

Câu 4: Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Chòng chành B. ngân nga C. Mượt mà D. Thanh đạm

 Câu 5: Câu thơ “Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương” có mấy từ ghép?

A. 3 từ B. 4 từ C. 5 từ D. 6 từ

Câu 6: Cụm từ “sáo diều trong gió” là cụm gì?

A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D.Cụm trợ từ

 Câu 7: Câu thơ “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” sử dụng biện pháp tu từ gì?

 A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Điệp ngữ D.So sánh

S Câu 8: Hình ảnh nào dưới đây không được nhắc đến trong bài thơ?

A. Dòng sông B. Cánh cò C. Đàn bò D. Bờ đê 2

Câu 9: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?

A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương, đất nước C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình yêu đôi lứa

Câu 10: Nhưng hình ảnh trong bài thơ này gợi cho em nhớ tới bài thơ nào?

A. Bắt nạt B. Chuyện cổ tích về loài người C. Mây và sóng D. Tất cả các đáp án A, B, C

2
8 tháng 11 2021
Đoạn thơ đâu bạn
3 tháng 1 2022

Ko có thơ sao trl ạ

25 tháng 11 2018

a)Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ/có tài năng kì lạ

b)Cuộc sống khi lớn lên của Thạch Sanh

c)từ trung tâm là "búa",thuộc danh từ.

 Học tốt nhé ~!!!!!!

22 tháng 11 2023

Mẹ Sơn trong câu chuyện "Gió lạnh đầu mùa" là một nhân vật đầy sức mạnh và tình yêu thương. Cụm danh từ "mẹ Sơn" chỉ người phụ nữ có tên là Sơn, đại diện cho vai trò của một người mẹ trong gia đình. Cụm động từ "là một nhân vật" mô tả hành động của Mẹ Sơn trong câu chuyện, cho thấy sự hiện diện và tác động của cô ấy đến các nhân vật khác. Tính từ "đầy sức mạnh và tình yêu thương" miêu tả tính cách của Mẹ Sơn, cho thấy cô ấy có sức mạnh vượt qua khó khăn và luôn đặt tình yêu thương lên hàng đầu.