K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Xã hội “thượng lưu” đương thời:

+ Xã hội suy tàn, chế độ thối nát

+ Hình ảnh được thể hiện chi tiết trong đoạn văn, biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm lu mờ con người

+ Xã hội đó bát nháo, những kẻ bịp bợm, lẳng lơ lại hợp thời được thượng tôn

17 tháng 2 2017

Cụ cố tổ chết là niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình “đại bất hiếu”.

- Tác giả miêu tả chi tiết cụ thể niềm vui, hạnh phúc riêng của từng thành viên, không ai giống ai

+ Cụ cố Hồng đại diện loại người ngu dốt, háo danh: nhắm nghiền mắt lại để nghĩ tới lúc được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, cho thiên hạ trầm trồ khen

+ Văn Minh được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất, lại được hưởng gia tài do là cháu đích tôn

+ Cô Tuyết được mặc bộ “ngây thơ”, là dịp để Tuyết trưng diện, phô bày sự hấp dẫn của cơ thể

+ Cậu Tú Tân được giải trí, chứng tỏ tài chụp ảnh

+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cặp sừng của mình có giá trị khi làm cụ cố tổ chết

+ Xuân Tóc Đỏ danh giá, uy tín vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết

- Đám tang còn lây lan hạnh phúc sang những người bên ngoài: cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn bè trưởng giả của cụ cố Hồng

29 tháng 5 2019

Bố cục:

- Phần 1: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật…Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy”: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời

- Phần 2: “Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám…Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu

- Phần 3: “Đến huyệt…điều sơ suất của khổ chủ”: Cảnh hạ huyệt

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

31 tháng 1 2017

Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:

- Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền

- Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:

+ Nhan đề chứa tính hài hước

+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa

+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội

+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại

+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo

→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

24 tháng 10 2017
Với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cùng viết về đề tài nông dân nhưng các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.

Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.

Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.

Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.

Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.

Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện ? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.
Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.
24 tháng 10 2017
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại… Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng. Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình. Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương? Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta. Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
14 tháng 5 2020

1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng (phong cách, đặc điểm sáng tác và các tác phẩm chính của ông,...)
- Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích,...)
- Nêu vấn đề: Cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
2. Thân bài
- Đám tang của cụ cố Tổ - một đám tang to nhất Hà thành và náo nhiệt như đám hội:
+ Một cái đám ma "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng".
+ Cái đám tang có thể khiến cho "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười."
→ Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của.
+ Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cá nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh".
+ Những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,...".
→ Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu thi râu.
+ Những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn ngay trong đám tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám"
- Cảnh hạ huyệt với ngòi bút trào phúng sắc sảo đã lột tả bộ mặt giả dối, những trò bịp bợm của các nhân vật.
+ Cậu Tú Tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn thành vai diễn của mình "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,... để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm."
+ Tiếng khóc "hứt...hứt...hứt..." của ông Phán mọc sừng và thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ.
3. Kết bài
Khái quát về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia và nêu cảm nghĩ của bản thân.

13 tháng 5 2020

Vũ Trọng Phụng là một trong số những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX với ngòi bút trào phúng sắc sảo bậc thầy. Có thể nói tiểu thuyết Số đỏ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Toàn bộ tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt của tầng lớp thị dân thành thị và dường như tất cả những điều đó đã được kết tinh một cách trọn vẹn trong chương sách Hạnh phúc của một tang gia. Đọc Hạnh phúc của một tang gia chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào có thể quên được cảnh "đám ma gương mẫu" của cụ cố Hồng.

Trước hết, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã quan sát một cách tỉ mỉ, chi tiết và vẽ nên bức tranh cảnh đưa đám cụ cố Tổ với nhiều nét lố bịch, đấy là một đám ma to nhất Hà thành và náo nhiệt như một đám hội. Lẽ thường, nơi đám ma bao giờ người ta cũng cảm nhận được cái không khí hiu quạnh, buồn thương, tiếc nuối ấy vậy mà, giờ đây, cảnh đưa tang của cụ cố tổ mới thật khác người. Một cái đám ma "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng", rồi đến cả những "lốc bốc xoảng, bú-dích và vòng hoa, có cả vài ba trăm người đi đưa,...". Có lẽ, ở cái đất này, chưa có ai có cái đám tang to như thế, to đến mức có thể khiến cho "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười." Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ cố Tổ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của. Cảnh đưa tang đã không còn sự tĩnh lặng, ảm đạm, thê lương khi mất đi một người thân yêu mà thay vào đó như một đám hội, nhộn nhịp "đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy."

Thêm vào đó, cái lố lăng, đầy nghịch lí của đám đưa tang còn được tác giả khắc họa rõ nét qua hình tượng những người tham dự đám tang. Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-xê, trông như hở cá nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh". Dường như, đám tang đã trở thành dịp để Tuyết chứng minh với mọi người mình vẫn còn trinh chứ không phải là người hư hỏng. Đó còn là những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,...". Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu, thi râu. Nhưng có lẽ không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn miêu tả, tái hiện lại hình ảnh của những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn,... - họ là những người tân thời ấy vậy mà ngay trong đám tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám". Thêm vào đó, điệp khúc "đám cứ đi..." lặp lại nhiều lần với một ý nghĩa rất đặc biệt. Để rồi, đằng sau cái điệp ngữ ấy, đằng sau cái dòng người đông đúc đang đi đưa đám ấy người ta nhận thấy cái bộ mặt lố bịch, giả dối của họ với vẻ ngoài có vẻ đượm buồn nhưng từ sâu trong họ lại là một niềm sung sướng, khoan khoái khác thường.

Đặc biệt, cảnh đám tang còn để lại ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc với người đọc ở cảnh hạ huyệt. Cảnh hạ huyệt như một màn hài kịch mà ở trên sân khấu ấy mọi người đang cố hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Cậu Tú tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn thành vai diễn của mình "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,...để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm." Thêm vào đó, để lại ám ảnh sâu sắc với bạn đọc ở cảnh hạ huyệt còn là tiếng khóc "hứt...hứt...hứt..." của ông Phán mọc sừng. Người ta sẽ nghĩ tiếng khóc ấy ẩn chứa bao nỗi buồn, bao niềm xót thương với người ra đi, nhưng không, tiếng khóc ấy là cách để ông Phán giấu đi một thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ. Và như vậy, với ngòi bút trào phúng bậc thầy của mình, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên cảnh hạ huyệt với đầy rẫy những trò bịp bợm, tất cả như một vở hài kịch mà mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng.

Tóm lại, với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công cảnh đám tang của cụ cố Hồng, qua đó cho thấy bộ mặt đểu cáng, bịp bợm đầy những dối gian của những con người trong xã hội thượng lưu thời bấy giờ.