Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b. Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …
(Sưu tầm trên mạng,ai thấy hay thì ủng hộ cho mình nhé!)
- Trong đoạn đánh nhau vs tên Cai lệ, chị Dậu đã xưng hô từ "cháu-ông" rồi đến "tôi-ông" và cuối cùng là "bà-mày"
- Sự thay đổi cách xưng hô trên nhằm biểu thị thái độ của chị Dậu. Ban đầu chị nhẫn nhịn nên đã xưng hô nhẹ nhàng là "cháu-ông" sau chị tức quá nhưng vẫn cố kiềm chế nên xưng "tôi-ông" rồi cơn tức không thể kiềm chế được, tức nước quá rồi phải vỡ bờ, chị đã xưng hô 'bà-mày''. Qua đó cho ta thấy chị Dậu là người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng quá đáng quá chị đã vùng lên bảo vệ chính cuộc sống của mình.
#Trang
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:
- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:
+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.
- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:
+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.
+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.
Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:
+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.
Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:
“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.
- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.
Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).
1/cuộc sồng nghèo đói bần cùng của một nông dân nghèo trong xã hội cũ đã dẫn đến cho lão hạc một cái chết đâu thương.
lão hạc một người nông dân thật thà chất phác, lão yêu thương con cái hết mình, dành cả cuộc đời cho con nhưng rồi về già lão phải chết trong sự đau thương tuyệt vọng. lão ra đi trong nỗi đau đớn vật vã. nhưng chắc rằng cái sự đau đớn của bã chó trong người đang thấm vào cơ thể bằng cái nỗi đau khi không được gặp con trai nỗi đau hỗ thẹn với lòng, hối hận vì đã bán chú chó trong lòng lão. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho ta thấy hết cái tâm hồn của lão, hết cái tính cách của lão.
2/ Đọc Tắt Đèn,ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang . Chị Dậu cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai …), đau xót vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú … ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh … ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.
Một số từ ngữ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết, ví dụ:
- Đồng bằng Bắc Bộ: thầy u ( bố mẹ).
- Vùng trung du Bắc Bộ: bá ( bác gái), bầm (mẹ).
- Vùng Trung Trung Bộ: eng (anh), mệ (bà), mi (mày).
Các từ xưng hô địa phương thường chỉ dùng trung phạm vi giao tiếp hẹp (trong vùng địa phương) và không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Từ xưng hô thuộc hệ thống nào? |
Thứ năm, 07 Tháng 6 2007 05:38 | ||||||||||||||||
Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007 có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Trong bài báo này, TS. Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định : “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau : đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” (tr.2)... Từ nhận thức đó, tác giả cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô khi viết :“Bên cạnh các từ nói trên (tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... NTLK chú), người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...” (tr.3) – phần gạch chân nhấn mạnh là của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Qua bài viết này, chúng tôi muốn được trao đổi cùng TS. Thành và bạn đọc về hai ý kiến trong bài báo trên. 1. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt liệu có “từ xưng hô" với ba tiểu loại như tác giả bài báo khẳng định không ? Khi giao tiếp, để “xưng” (tự chỉ mình) người Việt dùng nhiều phương tiện : đại từ xưng hô (tôi, chúng tôi, vd a), tên riêng (vd b), danh từ (DT) chỉ quan hệ thân tộc (vd c), DT chỉ chức danh (vd d), danh ngữ xác định (vd e) ; để “hô gọi” người Việt dùng : đại từ xưng hô (mày, chúng mày, vd a’), tên riêng (b’), DT chỉ quan hệ thân tộc (vd c’), DT chỉ chức danh (vd d’), danh ngữ xác định (vd e’),... a. Khi nào tôi hô thì kéo nhá ! (NGUYỄN ĐÌNH TÚ, Chuông ngân cửa Phủ, VNQĐ [1], tháng 2-2007, tr. 93) b. Bỗng thằng Sặt ngủ giường bên khóc thét lên : – Bắt đền bu đấy nào (...) Chúng nó cứ chế Sặt đấy nào ! (KIM LÂN, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, TTVHVN, tr. 430) c. Em lớn bằng anh, em cũng tự đi được như anh mà. (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2005, tr.91) d. Cô rất buồn khi thấy một số em chưa tự mình làm lấy bài kiểm tra. (PHẠM THỊ THANH TÚ, Tập đoàn san hô, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr. 325). e. Kẻ nhà quê này không bao giờ bán bạn cả. Ông anh cứ yên tâm đi ![2] a’. Kiên, tao hạ lệnh cho mày giết tao mau. (BẢO NINH, Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn 2005, tr.104) b’. Hồng, lại đây cậu bảo. (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr. 81) c’. Cháu là con nhà ai ? (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2002, tr. 46) d’. May quá thầy giáo ạ. Mưa bất ngờ làm chúng tôi không kịp trở tay. (BÙI NGUYÊN KHIẾT, Chuyện một con bê, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr.191). e’. Cậu thằng Hồng vẫn còn thức đấy ư ? (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr.78) (Cũng cần nói thêm là các DT chỉ chức danh chỉ dùng để hô gọi (chỉ ngôi thứ 2), không dùng để xưng (không dùng để chỉ ngôi thứ nhất). Chẳng hạn, nói : Chào bác sĩ, thưa bác sĩ ; nhưng không thể có ông/bà bác sĩ nào lại nói : Bác sĩ cám ơn, Bác sĩ về nhé)[3] . Như vậy, ta có thể nói rằng, xưng hô là một chức năng chứ không phải là một từ loại[4] . Mặt khác, trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay, tuy mỗi tác giả có thể nêu một danh sách từ loại khác nhau về tên gọi, về sự phân loại, nhưng tuyệt nhiên không có một lớp từ loại nào được gọi tên là “từ xưng hô”. 2. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức danh có dùng như đại từ xưng hô ? Số lượng danh từ chỉ quan hệ thân tộc (DTT) trong tiếng Việt không nhiều, và đều là từ đơn tiết. Song có thể nói đây là tiểu nhóm danh từ đặc sắc nhất về ngữ nghĩa, ngữ pháp và dụng pháp. Ngữ nghĩa của DTT không chỉ chủng loại như các tiểu nhóm danh từ sự vật mà chỉ quan hệ (huyết thống). Chính lượng nghĩa này mang đến cho DTT những đặc sắc về ngữ pháp và ngữ dụng. Bài viết này chỉ bàn đến sự sử dụng DTT trong đời sống tiếng Việt của người bản ngữ. Ngoài việc dùng DTT để chỉ quan hệ thân tộc, người Việt còn dùng DTT làm từ xưng hô (thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, trừ vợ, chồng, dâu, rể, can, kị, chắt, chút) trong gia đình và cả ngoài xã hội. Bằng trực giác, bất cứ người Việt nào cũng có thể thấy trong xưng hô, người Việt thường dùng DTT[5] , ít khi dùng đại từ xưng hô chính danh (tao, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng nó)[6] . Chẳng hạn, so sánh :
Khảo sát ở các từ điển thống kê[8], hoặc mở những trang truyện có hội thoại, hoặc nghe những đoạn băng, xem những thước phim có hội thoại, ta cũng gặp hiện tượng vừa nêu (DTT dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai xuất hiện với tần suất vượt trội so với đại từ xưng hô chính danh). Các đại từ xưng hô chính danh chỉ dùng trong những tình huống giao tiếp hạn hẹp, mang tính chất suồng sã, trong phạm vi gia đình (của vai trên với vai dưới), hoặc trong phạm vi bạn bè. Hiện tượng dùng DTT làm từ xưng hô không chỉ gặp ở tiếng Việt mà còn gặp ở nhiều ngôn ngữ khác[9]. Tuy nhiên, cái đặc biệt của tiếng Việt là hầu hết DTT được dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nhiều tới mức lấn lướt đại từ xưng hô chính danh, làm cho tiếng Việt không có một đại từ xưng hô nào hoàn toàn trung hoà về sắc thái biểu cảm [10]. Thêm vào đó, ở nhiều ngôn ngữ, theo các nhà ngôn ngữ học, chỉ có một vài DTT (cha, mẹ, anh, chị, em) dùng để “hô gọi” không dùng để xưng và cũng chỉ dùng trong phạm vi gia đình mà thôi. Chính hiện tượng vừa nêu khiến người nước ngoài học tiếng Việt thường gặp khó khăn khi phải lựa chọn đại từ xưng hô thích hợp. Wardhaugh nhận xét rằng : “Trong thực tế, một số ngôn ngữ đã sử dụng cái mà chúng ta vốn nhìn nhận như các danh từ thân tộc làm hình thức xưng hô. […]. Một ví dụ (nữa) về trường hợp này là tiếng Việt, trong đó, một người gọi những người khác bằng những từ tương đương với các từ tiếng Anh uncle ‘chú / bác’, older sister ‘chị’, younger brother ‘em trai’, v.v.. Thậm chí cái tương đương với đại từ I ‘tôi’ của tiếng Anh cũng là danh từ thân tộc. Do vậy, trong mọi quan hệ xã hội, những người nhập cuộc phải gắng tự định vị người khác, và sử dụng những yếu tố như họ hàng, vị trí xã hội và tuổi tác để chọn lựa đại từ xưng hô thích hợp.” [11] Ta biết rằng khi chuyển loại ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ cũng thay đổi theo. Có thể nói rằng chuyển loại từ là một phương thức cấu tạo từ. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm : – Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát ; – Mang nghĩa mới, nghĩa mới này có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát ; – Mang đặc trưng ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, chức năng cú pháp thay đổi). So với từ xuất phát, từ đã chuyển loại mang nghĩa mới, đặc trưng ngữ pháp mới nhưng vẫn nằm trong hệ thống với từ xuất phát, nghĩa là chúng có mối quan hệ với nhau chứ không hoàn toàn tách biệt như từ đồng âm. Chẳng hạn, xét các vd :
ta thấy ở vd a, khó khăn mang đặc điểm của tính từ (chỉ đặc trưng, có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ, làm thành tố chính trong cụm tính từ làm vị ngữ) nhưng ở vd a’ nó đã chuyển loại thành danh từ (chỉ hiện tượng, kết hợp với phụ từ chỉ lượng ở trước và đại từ trực chỉ ở sau, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ). Hoặc từ cuốc, khi dùng với tư cách là một danh từ thì mang đặc điểm của từ loại danh từ (vd b) (chỉ sự vật, không kết hợp với phụ từ, làm bổ ngữ) ; khi chuyển loại (vd b’), cuốc mang các đặc điểm của từ loại động từ (chỉ hành động, kết hợp với phụ từ chỉ thời gian đang, làm thành tố chính trong cụm động từ làm vị ngữ). Ở vd c, d và c’, d’ hay vd e và e’ tình hình cũng tương tự, khi dùng với tư cách danh từ (vd c, d), thì ông, cháu mang đặc điểm của từ loại danh từ (chỉ người có quan hệ thân tộc, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ) ; khi dùng với tư cách đại từ (vd c’. d’), thì chúng mang đặc điểm của đại từ xưng hô (để xưng hô, không thể mang thành tố phụ, độc lập làm bổ ngữ…). Chuyển loại là một hiện tượng ngữ pháp có tính phổ biến. Nếu đã xem cày, cuốc trong đang cày, đang cuốc… là hiện tượng chuyển loại của từ thì không thể gạt nhóm ông, cháu... trong ông ơi, cám ơn cháu... ra khỏi danh sách các trường hợp chuyển loại. Đặc biệt, một thực trạng không thể phủ nhận (như chúng tôi đã nêu ở trên), và không thể không lưu ý là trong thực tế giao tiếp, người Việt xưng - hô bằng DTT (và hô gọi bằng một số danh từ chỉ chức danh) là chủ yếu ; rất ít trường hợp sử dụng đại từ xưng hô chính danh. Có thể nói rằng không phải ngẫu nhiên mà các tác giả của các giáo trình, sách nghiên cứu, như Giáo trình Việt ngữ, tập 1 (1962) của Hoàng Tuệ, Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ; Ngữ pháp tiếng Việt (1975, bằng tiếng Nga) của I.X. Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Xtankevich ; Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975) của Nguyễn Tài Cẩn ; Từ loại tiếng Việt (1993) của Lê Biên ; Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (2001)của Cao Xuân Hạo, v.v. đều coi những danh từ chỉ quan hệ thân tộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng như đại từ xưng hô là “đại từ xưng hô”. Vậy thì, phải chăng khi cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô, tác giả bài viết Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô chỉ căn cứ vào một hai cuốn từ điển mà chưa quan tâm đến ý kiến của các nhà ngữ pháp đã trình bày trong các cuốn giáo trình và sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ? Là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ [12]; đại từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các phát ngôn và rèn luyện tư duy. SGK Tiếng Việt hiện hành bổ sung đại từ vào nội dung dạy học lớp 5 là để thực hiện các mục tiêu “hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” và “thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy”. Nội dung dạy học về đại từ trong sách Tiếng Việt 5 là những điều rất cơ bản và đơn giản, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy và giao tiếp. Có thể thấy điều này qua mục ghi nhớ của bài học, vd : (1) “Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”. (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 92). Định nghĩa này dựa vào hai chức năng của đại từ mà HS dễ quan sát là “dùng để xưng hô” và “thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”. Chú trọng việc hình thành cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp, SGK Tiếng Việt 5 ưu tiên chọn nội dung đại từ xưng hô (không chọn đại từ phiếm chỉ, đại từ nghi vấn). 1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... 2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,... 3. Khi xưng hô, cần chú ý? chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 105) Mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy càng rõ hơn qua các bài tập thực hành, vd : 1. Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ trong đoạn văn sau : (...). 2. Chọn các từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống (...). (Tiếng Việt 5, tập một, tr.106) Nội dung kiến thức trên không chỉ phù hợp với đối tượng mà còn không có gì trái ngược với quan niệm của các nhà ngữ pháp về hiện tượng chuyển loại. Hơn nữa, nếu dạy sử dụng phương tiện xưng hô tiếng Việt mà không dạy trường hợp danh từ thân tộc chuyển loại thì khó có thể gọi là dạy sử dụng tiếng Việt. TS. Nguyễn Thị Ly Kha còn phần địa phương bạn thì bạn phải hỏi người thân, gia đình của bạn nha. |
từ ngữ chỉ QH thân huộc:mẹ,ba,dì,dượng,chú,bác
đại từ nhân xưng:tôi ,tao,chúng nó,chúng mày,nó....
chỉ chức vụ nghề nghiệp:quản lí ,phục vụ,giám đốc....
CHÚC BẠN HỌC TỐT CHO MIK 1 LIKE
Động từ
xưng hô
tu lam la i