K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.

03-11-2015

KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.
I. PHÂN LOẠI TỪ
1. Từ đơn: 
- Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.
- Trong tiếng Việt có một số từ đơn đa âm: Ra-đi-ô, Bê-đan,... (chủ yếu là những từ phiên âm từ tiếng Pháp.
2. Từ phức:
a) Từ ghép:
- Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa.
- Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
b) Từ láy:
- Là từ phức được tạo ra do phối hợp các tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm và vần) giống nhau. 
- Có 3 kiểu từ láy: Láy âm đầu (rì rào), láy vần (lao xao), láy cả âm và vần (loang loáng, xinh xinh).
- Có 3 loại từ láy: Láy đôi (ngoan ngoãn), Láy ba (sạch sành sanh), Láy tư (trùng trùng điệp điệp; rì rà rì rầm).
- Trong từ đôi (láy vần) có thể chuyển thành từ láy tư: róc rách: róc ra róc rách.
3. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Tiếng người nói: khúc khích, sang sảng, ...
- Tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ò ...ó...o
- Tiếng động: thình thịch, đoàng, ...
4. Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ... của sự vật.
- Dáng vẻ người, động vật: lom khom, bệ vệ, đủng đỉnh, ...
- Màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức, ...
* Hầu hết các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy nhưng vẫn có nhiều từ đơn, từ phức khác.
5. Từ nhiều nghĩa: 
- Là từ có từ hai nghĩa trở lên. 
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại Nghĩa gốc và Nghĩa chuyển.
- Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Trong từ điển giải thích tiếng Việt, nghĩa đầu tiên được giải thích là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
VD: Từ “mũi” trong có các nghia như sau:
- “mũi người”: Là một bộ phận của cơ thể người. (nghĩa gốc).
- “mũi thuyền”: Là một bộ phận phía trước của con thuyền. (nghĩa chuyển)
- “mũi mác”: Là phần đầu nhọn của một cái mác; ... (nghĩa chuyển)
6. Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay - Phi cơ - Tàu bay
a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
- VD: lợn - heo.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thẻ được thay thế cho nhau trong lời nói.
b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 
- Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít nhiều khác nhau.
- VD: ăn - xơi - chén; mang - vác - khiêng.
- Các từ đồng nghĩa không hòan toàn không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau trong lời nói. Do đó, khi dùng những từ này phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng, cho phù hợp. 
7. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- VD: đục/ trong; xanh/ chín, ...
- Sử dụng đúng các từ trái nghĩa làm nổi bật những sự việc, tính chất, ... đối lập với nhau.
8. Từ đồng âm:
- Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nghĩa của các từ đồng âm không có mối liên hệ nào cả.
- Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong thuật chơi chữ: “Bà già đi chợ Cầu ....”
VD: hòn đá/ đá bóng; con ngựa đá con ngựa đá.
“Các cháu nhi đồng đã đồng sức ra ngoài cánh đồng tìm quặng đồng về bán cho bà đồng nát để kiếm ít đồng bạc để may đồng phục. 
II. CÁC TỪ LOẠI
1. Danh từ: 
a) Khái niệm, đặc điểm của danh từ;
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Danh từ gồm hai tiểu loại: Danh từ riêng và Danh từ chung.
Danh từ chung gồm danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng (mưa, nắng, gió), khái niệm (cuộc sống, đạo đức), đơn vị (cái, con, tấm, hòn, ...).
b) Cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ, danh từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm danh từ trung tâm là các phần phụ trong cụm danh từ.
VD: Tất cả / học sinh / lớp tôi ...
- Phần phụ trong cụm danh từ có thể bổ sung ý nghĩa về số lượng (ba người), tổng thể (tất cả học sinh), về đặc điểm (áo vàng), tính chất của sự vật được nêu ở danh từ.
c) Phân biệt cụm danh từ với từ ghép
- Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa phân loại.
- Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ... 
(“hoa hồng” là từ ghép).
Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ... 
(“hoa hồng” là cụm danh từ).
2. Động từ:
a) Khái niệm, đặc điểm của động từ
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
b) Cụm động từ:
- Khi sử dụng, động từ có thể kết hợp với từ khác tạo thành cụm động từ.
- Trong cụm động từ, động từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm động từ trung tâm là các thành phần phụ trong cụm động từ.
Phần phụ trong cụm động từ có thể bổ sung nghĩa thời gian, cách thức, mức độc, kết quả, sự khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, tương hỗ, đối tượng, … của hoạt động, trạng thái được nêu ở động từ.
3. Tính từ:
a) Khái niệm: 
Tính từ là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, …
Các loại tính từ: chỉ màu sắc; chỉ hình dáng; chỉ kích thước, khoảng cách; chỉ số lượng; chỉ khối lượng; chỉ phẩm chất. 
b) Cụm tính từ: 
Tính từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm tính từ.
VD: rất đẹp; đẹp như tiên.
Trong cụm tính từ, tính từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm tính từ trung tâm là các phần phụ trong cụm tính từ.
Phần phụ trong cụm tính từ có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, … của đặc điểm, tính chất được nêu ở tính từ.
Ví dụ: - Thời gian: sắp chín
- Mức độ: rất ngon, ngon quá
- Phạm vi, đối tượng: giỏi Toán
c) Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
Để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, có thể sử dụng một trong các cách sau: 
- Tạo ra từ ghép có một yếu tố là tính từ đã có.
VD: trắng: trắng tinh; đỏ: đỏ au
- Dùng các từ hơi, rất, lắm, quá, … kèm với tính từ (trước hoặc sau tính từ). Ví dụ: trắng: rất trắng, trắng quá; đỏ: hơi đỏ, đỏ lắm,…
- Tạo ra phép so sánh. 
Ví dụ: trắng: trắng như bông; đỏ: đỏ như gấc,…
4. Đại từ:
a) Khái niệm:
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu.
b) Mục đích sử dụng: 
Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu không bị lặp từ.
Ví dụ: Tôi thích văn thơ, em gái tôi cũng vậy.
Chim chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Đại từ xưng hô: 
Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
d) Các ngôi của đại từ xưng hô:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay, …
- Ngôi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
e) Một số lưu ý khi dùng đại từ:
- Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngôi thứ hai – trỏ người nghe).
- Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ. Đó là:
+ Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, …
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
+ Nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, …
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
5. Quan hệ từ:
a) Khái niệm: 
Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, …
b) Quan hệ từ có thể được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép đẳng lập.
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà … (thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
- Nếu … thì …; hễ .. thì … (thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (thường dùng để chỉ quan hệ tương phản).
- Để … thì … (thường dùng để chỉ quan hệ mục đích).

đây là tất cả những j liên quan đến từ loại

26 tháng 11 2018
Trả lời :  Trong ngữ pháp, từ loại là một lớp từ ngôn ngữ học được xác định bằng các hành vi cú pháp hoặc các hành vi hình thái học của mục từ vựng trong câu hỏi. Phân loại ngôn ngữ học phổ biến gồm có danh từ và động từ và các loại từ khác. Chúc bạn học tốt !   
13 tháng 3 2020

bn tham khảo link này nha:https: //olm.vn/hoi-dap/detail/103261586019.html

13 tháng 3 2020

1/

a) Ngôi sao thật đẹp

b) Không nên sao chép bài tập của những người học dốt

c) Bài hát không hay đâu!

d) có 5 hay 6 câu mà mình cần đặt nốt nhỉ?

e) thay vì dùng bàn tính để tính thì em dùng bàn tính như 1 cái đồ chơi

g) mẹ em bàn tính với mấy cô khác để lấy hết tiền của bố em

h ) Anh Hùng! Anh lại làm vỡ cái gì rồi à ? - cô giáo nói

i ) tên đó cứ tỏ ra anh hùng trong khi lại nhát gan

14 tháng 4 2020

1.Bà  tôi đi ra chợ mua thơm.

2 Bé Na nhà tôi hay thơm mẹ tôi lắm

3 Trên áo Hà có mùi thơm lắm

Hok tốt

14 tháng 4 2020

Mẹ tôi đi mua thơm.

em bé thơm mẹ tôi.

chiếc áo mẹ giặc thơm lắm.

chúc bạn học tốt

21 tháng 12 2018

+ Họ đang cố gắng nhồi nhét cái suy nghĩ đen tối ấy vào đầu lũ trẻ

+ Bạn Nam đang dùng hết sức để suy nghĩ một bài toán khó

+ Hôm nay tôi bị té xe và cảm thấy rất đau đớn

+ Khái niệm về đau đớn không có trong từ điển của tôi

Suy nghĩ mà không ra

Suy nghĩ mãi mà không được

Đau đớn vì bị chia tay

Con tim đau đớn quá

Hk tốt,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

k nhé nếu đúng nguyen thi kim oanh

24 tháng 12 2018

Máu chảy ruột mềm và Môi hở răng lạnh

Gạch chân : danh từ

In nghiêng : động từ 

In đậm : tính từ 

và là quan hệ từ 

Ko chắc ~~~

hk tốt 

15 tháng 9 2018

Từ chị đầu tiên là : đại từ

Từ chị thứ hai là : danh từ

15 tháng 9 2018

Từ chị đầu tiên là Đại từ để gọi người đang nói chuyện với mình

Từ chị thứ hai là danh từ.

10 tháng 3 2018

Câu " Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn " có:

A. Một(đó là từ mà )

Chủ ngữ trong câu " Người này nghĩ phải chết " gồm:

A. Người này

Câu " Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn " gồm mấy quan hệ từ ?

b) Hai ( đó là từ là , mà ) 

Chủ ngữ trong câu " Người này nghĩ là phải chết " gồm những từ ngữ nào ?

a) Người này .

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

Nêu từ loại của từ được gạch chân trong các câu sau và ghi vào ngoặc đơn: a. Cô giáo của chúng em rất hiền. ( Từ của là …………………………….………..)b. Dù có của nhưng chị ta vẫn sống cô đơn. ( Từ của là ………….……….……….)c. Lan cho Hồng chiếc bút chì. ( Từ cho là ………………………….…….……….)d. Lan nói cho Hồng biết ngày mai nghỉ học. (...
Đọc tiếp

Nêu từ loại của từ được gạch chân trong các câu sau và ghi vào ngoặc đơn:

a. Cô giáo của chúng em rất hiền. ( Từ của là …………………………….………..)

b. Dù có của nhưng chị ta vẫn sống cô đơn. ( Từ của là ………….……….……….)

c. Lan cho Hồng chiếc bút chì. ( Từ cho là ………………………….…….……….)

d. Lan nói cho Hồng biết ngày mai nghỉ học. ( Từ cho là ………………………….)

e. Long và Linh là hai anh em. ( Từ và là ……………………………….………….)

g. Bé và cơm rất khéo. ( Từ và là …………………………………………………..)

h. Em để quyển vở lên bàn. ( Từ để là ………………………………………..…….)

i. Chúng ta học tập để sau này xây dựng đất nước. ( Từ để là……..……………….)

0
2 tháng 12 2018

Đồng nghĩa:bình an,yên lành,sung sướng,may mắn,vui sướng

Trái nghĩa:buồn bã,bất hạnh ,khốn khổ

2 tháng 12 2018

đồng nghĩa với hạnh phúc là vui vẻ

trái nghĩa với hạnh phúc là khổ sở

k cho mình nha bạn

18 tháng 12 2017

1.

a)từ đồng âm

b)từ nhiều nghĩa

c)từ đồng nghĩa

2.

-đồng nghĩa với bảo vệ:

giữ gìn , gìn giữ , bảo quản , bảo toàn , bảo trợ , bảo hiểm , bảo tàng , bảo vệ , bảo tồn , bảo đảm , ......

 -trái nghĩa với bảo vệ:

phá hoại , phá hủy , hủy diệt , hủy hoại , phá phách , tiêu diệt , tiêu hủy , .......

3.

a)Nam học giỏi toán nhưng bạn lại học không giỏi môn tiếng việt.

b)Vì chúng ta không có ý thức nên nhiều cánh rừng đang bị hủy hoại.

18 tháng 12 2017

    tk cho mk vs