Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Dân gian ta có câu: Quý như vàng, ý nói vàng là thứ quý giá. Chẳng vậy mà bao đời nay nhiều kẻ cứ chạy miết theo đồng tiền, thoi vàng: lao vào buôn bán thậm chí bất chấp pháp luật, hăm hở tìm vàng nhiều khi bỏ mặc mạng sống,... Có vàng quả quý thực vì có được nó con người sẽ trở nên giàu có sung sướng: có tiền mua tiên cũng được kia mà! Vàng đã quý nhưng có thứ còn quý giá hơn, đó là chữ nghĩa, tri thức.
Cha ông ta từng đúc kết: một kho vàng không bằng một nang chữ. Tại sao vậy? Có chữ nghĩa con người có khả năng làm việc tốt hơn mọi người, nhờ vậy sẽ thành đạt hơn, họ cũng sẽ có được vàng để sung túc, đủ đầy. Nhưng mặt khác, một kho vàng là có hạn, hết một kho vàng chỉ còn kho rỗng. Nhưng có chữ nghĩa thì vĩnh viễn không bao giờ lo đói khổ vì chữ còn, tiền đồ còn, cơm áo còn. Những vị Trạng nguyên, Thám hoa,... nhờ chữ nghĩa mà đời đời vinh hiển; bọn phú ông giàu có ngu dốt hay bị chơi khăm, chơi xỏ chẳng mấy chốc mà khuynh gia bại sản. Không chỉ vậy, nang chữ còn mang đến cho con người thứ mà kho vàng không bao giờ làm được, đó là sự yêu mến, kính nể của xã hội. Mọi người yêu quý, tôn trọng người có học, người hay chữ; ít ai thật lòng thật bụng yêu mến, trân trọng kẻ chỉ có tiền (có chăng chỉ là thái độ bợ đỡ, xu nịnh mà thôi). “Một kho vàng không bằng một nang chữ”, tư tưởng ấy đã góp phần xây đắp nên những tâm hồn Việt Nam trọng chữ nghĩa, hiếu học tôn sư trọng đạo mà khinh bạc vàng, căm ghét bọn tham quan, cường hào, ác bá.
Ví dụ
- Tiếng Anh: I like eat chicken with her.
Dịch: Tôi thích ăn thịt gà.
b, Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết:
+ Ranh giới âm tiết không rõ ràng: các từ như like eat dù có hai âm tiết nhưng chúng được nối âm với nhau
+ Từ có sự biến đổi hình thức: từ her (cô ấy), trong câu này “cô ấy” không phải chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ
- Ngược lại, những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Ranh giới từ rõ ràng (âm tiết tách bạch, ngắt quãng)
+ Từ có trật tự sắp xếp tuyến tính
+ Từ không có sự biến đổi hình thức
Tham Khảo:
Đề 2:
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.
Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.
Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.
Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…
Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.
Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.
Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.
Tham Khảo
Cảnh 1: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Rồi đến nhà bá Kiến ăn vạ.
Chí Phèo: Mả cha chúng mày! Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà khinh bỏ cái thằng này. Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói tao không cha không mẹ. Mẹ kiếp chúng mày! Không biết cái đứa chết mẹ nào đẻ ra tao! Thà mày đừng đẻ tao ra để tao khỏi khổ như này. Con mẹ nó! Mả cha chúng mày…
Dân làng 1 (bên lề đường): Ê mày, thằng Chí Phèo đang chửi ai ấy?
Dân làng 2: Ai biết? Chắc trừ tao với mày ra.
Dân làng 1: Ờ. Kệ nó
Đáp án A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú.
Câu tục ngữ :Một mặt người bằng mười mặt của
- Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời
- Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)
- Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không
- Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người