Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua t...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2022

Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến  sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.

Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy  “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.

“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.

Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.

Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.

Thiếu tham khảo

Nhắc lần nữa là báo cáo nha

23 tháng 10 2019

Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

- Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ

+ Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất → lý tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ

+ Động từ “bừng” như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt

- Mặt trời chân lý: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh

- Niềm vui được đứng trong hàng ngũ Đảng khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.

→ Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 
5
26 tháng 9 2016

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

26 tháng 9 2016

khocroi

 

 

11 tháng 4 2019

" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí
."Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

21 tháng 7 2019

Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng

- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản

- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời

- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:

+ Cánh chim buồn nhớ gió mây

+ Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm

+ Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.