Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:
+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”
+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa
+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.
- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao... Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.
→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ...
- Câu văn khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.
- Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng dẫn chứng cho câu văn khái quát.