Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Thuận lợi
+ Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
+ Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:
- Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê.
- Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý
- Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc
- Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên
- Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.)
- Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù.
- Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
+ Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.
b/ Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi
+ Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển
tham khảo
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
thuận lợi:
- có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, tại chỗ
- có thị trường tiêu thụ rộng lớn
- cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước
khó khăn
- thiên tai
-tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH đa dạng nhưng có trữ lượng nhỏ
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
- Về mặt tự nhiên:
+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.
+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn.
+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Về mặt kinh tế-xã hội:
+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
b) Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.
- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.
- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.
Dân số đông và trẻ của Việt Nam:
Thuận lợi:
- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.
- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.
Khó khăn:
- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.
- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:
Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.
- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.
Khó khăn:
- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.
- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.
* Những thuận lợi:
+ Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
- Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
- Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
- Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
- Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
- Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
- Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
- Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.
* Những khó khăn:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
- Môi trường ở một số vùng đồi núi và ven biển bị suy thoái do mất rừng, do ô nhiễm.
+ Kinh tế - xã hội:
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
- Thiếu vốn đầu tư.
Trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng bằng sông Hồng có những điều kiện tự nhiên:
* Thuận lợi:
- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.
- Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.
+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.
* Khó khăn:
- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.
- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.
+ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
+ Tài nguyên nước dồi dào, thuận lợi cung cấp nước cho tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt
+ Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
+ Tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đáng bắt thủy sản, du lịch,...
- Khó khăn:
+ Diện tích đất lầy thụt, đất mặn đất phèn cần được cải tạo.
+ Rìa đồng bằng một số nơi đất đã bạc màu.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
+ Thuận lợi:
- Giao lưu thuân lợi với các vùng khác trong nước và với nước ngoài, có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Có điều kiện phát triển kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thong vận tải biển, du lịch biển - đảo …)
+ Khó khăn:
-Phải thường xuyên phòng chống thiên tai.
- Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
- Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
- Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
- Khó khăn:
- Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
- Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
- Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...
- Thuận lợi:
- Vị trí địa lí giáp với vùng duyên hải nam trung bộ , đông nam bộ, lào, cam – pu – chia, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng Mê Công.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.
+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.
+ Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn , chiếm khoảng 21% trữ lượng thủy điện cả nước.
+ Khoảng sản có bô xít với trữ lượng hành tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú do khí hậu cao nguyên mát mẽ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).
- Điều kiện dân cư, xã hội
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xê – đăng, Ba – na, Gia – rai, Ê – đê, Cơ – ho, Mạ, Mơ – nông...) với truyền thống văn hóa độc đáo.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạ săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều, rất thiếu lao động.
+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.