Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Không thể, vì người nước ngoài không có quốc tịch nước CHXHCN Việt Nam nên không có các quyền của công dân nước Việt Nam có.
Người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam có được bầu cử đại biểu quốc hội ở Việt Nam hay không?
`=>` Người nước ngoài không thể được bầu cử đại biểu quốc hội ở Việt Nam. Vì họ không mang quốc tịnh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nên không được bầu cử

-Dựa vào quốc tịch.
-Là công dân......:+Thực hiện quy tắc 5K.
+..........
Là công dân Việt Nam ,để góp phần xây dựng đất nước trong tình hình đại dịch COVID 19 hiện nay em cần :
+ Thực hiện quy tắc 5K, 5T theo bộ y tế.
+ Thường xuyên khai báo tình trạng sức khỏe, xem tin tức cập nhật mới nhất trong ngày.
+ Có thể quyên góp tiền từ thiện vào hội chữ thật đỏ nhà nước.
.......................

XIN LỖI MỌI NGƯỜI VÀ GỠ BỎ BÀI ĐĂNG , HÀNH ĐỘNG CỦA C NHƯ THẾ LÀ KHÔNG TÔN TRONG SỰ THẬT

Việc nên làm:
A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.
D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.
B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.
Không nên làm:
E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.
=> Bạn không nên làm thế vì như vậy sẽ làm nhụt đi ý chí và sự tự tin của bạn.
C. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.
=> Chỉ có bản thân mới biết bạn có ưu nhược điểm gì.
Trong những việc làm sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? Vì sao?
A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.
B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.
C. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.
D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.
E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

Ý thức thứ nhất và hai là sai.
- Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.
Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.

- Ý thức thứ nhất và hai là sai.
- Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.
Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.
-Sai. Vì ngoài việc học còn có thể tham gia những hoạt động khác như vui chơi, làm việc nhà, v.v...
- Sai. Vì ngoài việc học ở trên lớp còn phải học bổ sung thêm kiến thức từ những điều trong cuộc sống.
-Đúng. Vì khi có những hoạt động khác cũng làm cho mình học hiệu quả hơn và thoải mái hơn.
Nước ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và phát triển, người giáo viên vẫn luôn được nhân dân yêu mến và ca ngợi. Từ xưa đến nay, trong dân gian ai cũng thuộc câu: “ không thày đối mày làm nên”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy... Cả đến khi công thành doanh toại, người ta cũng nhắc nhau: “ Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy”.
Ở thời kỳ phong kiến - khi mà tri thức là thầy, thầy là tri thức, thầy có quyền ban phát tri thức cho người học. Thì thời đại ngày nay, tri thức không còn nằm độc quyền trong tay người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở nhiều nguồn khác nhau, người thầy lúc này chỉ là người cầu nối, là một trong những kênh để cung cấp tri thức cho người học.
Do vậy trong thời đại ngày nay, giáo dục luôn được xem là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, vai trò của người giáo viên đặc biệt được coi trọng, chức năng của người giáo viên có nhiều thay đổi và yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên cũng ngày càng cao hơn.
2. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI.
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường qua các thời kì xã hội, đã chứng tỏ rằng trong xã hội, có giai cấp thì giai cấp thống trị bao giờ cũng dành độc quyền về giáo dục, dùng giáo dục làm công cụ, phương thức truyền bá tư tưởng chính trị, đường lối chính sách và duy trì vị trí xã hội của mình. Do vậy, giai cấp thống trị xã hội bao giờ cũng nắm lấy đội ngũ giáo viên, tìm mọi cách buộc đội ngũ giáo viên trở thành người tuyên truyền tư tưởng, thực hiện ý đồ và bảo vệ những quyền lợi của giai cấp thống trị. Xét trên quan điểm lịch sử, bất kì một chế độ xã hội nào, một giai đoạn phát triển nào của nhân loại, mục đích giáo dục vẫn là chuẩn bị một lớp người thay thế, là chăm sóc, dạy dỗ con người..., cho nên, đội ngũ giáo viên trong xã hội ấy vẫn là lực lượng chủ yếu thực hiện mục đích giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, đã có nhiều thầy giáo dám đấu tranh với những bất công trong xã hội, có những tư tưởng tiến bộ, những đóng góp lớn lao vì một nền giáo dục tiến bộ. Họ là những tấm gương lớn về nhân cách của nhà giáo mà sử sách còn lưu truyền đến hôm nay.
Bắt đầu từ chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã dựng ra “ nhà trường” là nơi con cái chủ nô đến để được chăm sóc, giáo dục, chủ nô cũng uỷ quyền cho một lớp người chuyên môn làm nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục con cái họ - đó là thầy giáo. Thầy giáo dạy trực tiếp cho trò theo hình thức dạy học cá nhân, mỗi thầy một trò... Giáo dục nhằm tạo ra 2 lớp người trong xã hội: tầng lớp lao động trí óc thuộc về chủ nô, tầng lớp lao động chân tay thuộc về người nô lệ và dân tự do...
Giai đoạn phát triển tiếp theo của chế độ chiếm hữu nô lệ là chế độ phong kiến – xã hội có giai cấp với hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân ở phương Đông, lãnh chúa và công nô ở phương Tây. Các triều đại phong kiến Trung Hoa- Quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông -đều dựng ra trường học riêng để giáo dục cho con cái của tầng lớp quý tộc. Do vậy, người thầy giáo trong xã hội phong kiến cũng thực hiện mục đích giáo dục đào tạo con người nhằm phục vụ cho lợi ích của tầng lớp trên của xã hội phong kiến. Chẳng hạn, Khổng Tử là một thầy giáo, từ năm 20 tuổi ông đã làm nghề dạy học và chu du khắp thiên hạ để truyền đạo lý của mình: đạo Nho- cũng là nội dung giáo dục chủ yếu trong nhà trường phong kiến. Thông qua việc dạy học đạo Nho, tầng lớp quí tộc nắm được đạo Nho và điều hành nhà nước theo đạo Nho, Khổng Tử đã tạo nên “ một nội các” đủ tài đức về mọi lĩnh vực chấp chính bộ máy xã hội phong kiến Trung Hoa theo lý tưởng đạo Nho( Khổng Tử có đến 3000 học trò, trong đó có tới 72 người tài giỏi về mọi lĩnh vực).Tuy đứng trên quan điểm của tầng lớp quý tộc vì lợi ích của giai cấp thống trị, nhưng những tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử còn có giá trị trong thời đại ngày nay. Người thầy giáo Khổng Tử vẫn luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách của con người, đó là việc giáo dục lòng nhân ái, biết sống có trên dưới, trung thực, thuỷ chung, có kỉ cương từ gia đình đến xã hội. Ông luôn tâm niệm trau dồi đạo đức của ông thầy để người thầy luôn là tấm gương sáng cho trò noi theo. Muốn vậy, thì thầy phải dạy không biết mệt mỏi để trò không biết chán và tình cảm thầy trò như tình cha con.
Từ cuối thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII, ở các nước Tây Âu, giai cấp tư sản mới ra đời như là một lực lượng tiến bộ xã hội chống lại giai cấp phong kiến, nhưng thực chất vẫn là giai cấp bóc lột. Nhiều nhà giáo dục là đại biểu trung thành của giai cấp tư sản và quý tộc mới trên con đường phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng họ đã có những tư tưởng giáo dục tiến bộ như đề cao vai trò của giáo dục; chủ trương giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em, giáo dục con người phát triển toàn diện, coi trọng khoa tự nhiên và các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học... Một số nhà giáo dục tiêu biểu của thời kì này là: J. A. Cômexki ( 1592 – 1670), J. Locke ( 1632- 1704), J.J.Ruxô( 1712 – 1778)...
J. A. Cômexki không chỉ là “ông tổ của nền giáo dục cận đại”, “ một thiên tài rực rỡ, một nhà phát minh lỗi lạc, một Galilê của giáo dục”, ông đồng thời cũng là một nhà giáo. Ông không dạy trẻ bằng roi vọt và hình phạt, một kiểu giáo dục lúc bấy giờ, mà bằng “ bộ mặt vui tươi, lời nói dịu dàng, nụ cười hiều hậu” và bằng các phương pháp mới kích thích ham muốn hiểu biết của trẻ, trái ngược với phương pháp giáo điều, kinh viện thời bấy giờ. Ông cho rằng giáo dục cần thiết cho mọi người, do đó giáo dục phải trở thành quyền lợi của mọi người, trước hết là đối với lứa tuổi thanh niên. “Tất cả các em trai gái, con nhà giàu cũng như con nhà thường dân ở thành phố lớn hay ở thôn xóm đều được vào trường học một cách bình đẳng”. Tuy nhiên, thực hiện một nền giáo dục bình đẳng trong xã hội bấy giờ là một điều không tưởng. Cômnexki là một thầy giáo mẫu mực, hiền hoà, tỉ mỉ giảng dạy cho trẻ trên lớp học như người làm vườn chăm chút từng mầm non. Theo ông, người thầy giáo là người có tình cảm gắn bó nhất đối với học sinh sau tình cảm ruột thịt của cha mẹ. Do đó, không thể hoàn thành được trách nhiệm của người thầy giáo nếu như không có tình yêu thương chân thật đối với học sinh.Ông khẳng định: “ Nếu anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy”. Cômexki coi người thầy giáo có vai trò vô cùng to lớn đối với kết quả giáo dục, ông ví chức trách của người giáo viên như một người thợ nặn cao cả, nặn những tâm hồn trẻ thơ, hoặc như một ngọn lửa xua đuổi hết thảy những bóng tối trong trí óc, do đó dưới mặt trời, không có nghề nghiệp nào ưu việt bằng. Người thầy giáo theo quan điểm của ông, hơn ai hết là người phải có đạo đức, gương mẫu về mọi mặt vì “ trẻ em học bắt chước khi học biết”.
Từ sau cách mạng tư sản Pháp(1789) đến đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tiến xã hội đều hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư sản vì một nền giáo dục tiến bộ. Giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động nên xu thế chung là đấu tranh cho một nền giáo dục bình đẳng. Vai trò của thầy giáo được đề cao. Nhà giáo dục tiêu biểu, đồng thời là một nhà giáo lẫy lừng người Thuỵ sỹ thời bấy giờ là Petxtalôdi(1746 – 1827). Có thể nói cả cuộc đời Petxtalôdi dành cho sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục cứu vớt cho trẻ em nghèo khổ nên người. Ảnh hưởng lớn quan điểm giáo dục tự nhiên của J.J. Ruxô; Petxtalôdi cho rằng thầy giáo không được đàn áp, đè nén sự phát triển tự nhiên của trẻ em, thầy giáo phải quán triệt nguyên tắc: “ Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên”. Nhưng với một cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn, ông cho rằng con người cần phải can thiệp vào sự phát triển của trẻ như là sự định hướng vào đời cho trẻ trên cơ sở quy luật tự nhiên của trẻ. Ông nói: “ Nếu chỉ chờ đợi ở tự nhiên việc phát triển mọi tiềm năng ở con người mà thiếu sự giúp đỡ từ bên ngoài thì con người được giải phóng rất chậm chạp khỏi những thuộc tính của sinh vật”. Phải chăng Petxtalôdi đã thấy rõ vai trò của giáo dục và của người giáo viên trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em? Petxtalôdi cũng cho rằng mục đích giáo dục là làm phát triển mọi tiềm năng tự nhiên ở con người, cho nên cần tiến hành trên những nội dung giáo dục nhiều mặt như đức dục, trí dục, thể dục, giáo dục lao động.... Để thực hiện những nội dung đó không thể thiếu được thầy giáo. Theo ông, thầy giáo không chỉ là người có học vấn, có giáo dục mà phải biết và làm được việc giáo dục người khác. Muốn vậy, thầy giáo chỉ có thể thành công trong công tác giáo dục nếu biết tiến hành công tác giáo dục d...