K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

Trong văn bản Thánh Gióng có 4 phần : 

• Phần 1: từ đầu đến nằm đấy 

Nội dung : sự ra đời của Thánh gióng


• Phần 2: tiếp đến chú bé dặn:

Nội dung : Thánh gióng đòi đi đánh giặc


• Phần 3: tiếp đến cứu nước:

Nội dung : gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc


• Phần 4:còn lại:

Nội dung : Tháng Gióng đánh tan giặc và bay về trời .

19 tháng 8 2018

                   Bố cục

  • Chia làm 4 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu..."nằm đấy: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
    • Đoạn 2. Tiếp theo..."cứu nước": Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
    • Đoạn 3: Tiếp theo..."lên trời": Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
    • Đoạn 4. Còn lại: Gióng bay về trời

          Đọc - hiểu văn bản

      a. Hình tượng Thánh Gióng

      • Nguồn gốc ra đời
        • Bà mẹ dẫm lên vềt chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai
        • Ba năm Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đó ⇒ kỳ lạ
      • Câu nói đầu tiên
        • Gióng nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào để nói chuyện
        • Câu nói đầu tiên với sứ giả là lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. Chi tiết kỳ lạ, nhưng hàm chứa 1 sự thật rằng ở một đất nước luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa thì nhu cầu đánh giặc cũng luôn thường trực từ tuổi trẻ thơ, đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc

      b. Cả làng, cả nước nuôi nấng, giúp đỡ Gióng chuẩn bị ra trận

      • Gióng ăn khỏe, bao nhiêu cũng không đủ
      • Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng. Lớn bổng dậy gấp trăm ngàn lần, chứng tỏ nhiều điều :
        • Sức sống mãnh liệt, kỳ diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn
        • Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị
        • Đó cũng là sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi tổ quốc bị đe dọa.

      → Chỉ có nhân vật của truyền thuyết thần thoại mới có sự tưởng tượng kỳ diệu như vậy.

      c. Gióng cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm

      • Đoạn kể, tả cảnh Gióng đánh giặc thật hào hứng. Gióng đã cùng dân đánh giặc, chủ động tìm giặc mà đánh

      → Chi tiết này rất có ý nghĩa: Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả vũ khí tự tạo bên đường. Trên đất nước này, cây tre đằng ngà, ngọn tầm vông cũng có thể thành vũ khí đánh giặc

      • Cảnh giặc thua thảm hại
      • Cả nước mừng vui, chào đón chiến thắng
      • Cách kể, tả của dân gian thật gọn gàng, rõ ràng, nhanh gọn mà cuốn hút.

      d. Kết truyện: Gióng bay về trời

      • Gióng bay lên trời từ đỉnh Sóc Sơn
        • Ra đời phi thường à ra đi cũng phi thường
        • Chứng tỏ Gióng đánh giặc là tự nguyện không gợn chút công danh. Gióng là con của thần thì nhất định phải về trời....

      → Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng

      ⇒ Thánh Gióng trở về cõi vô biên bất tử.

19 tháng 8 2018

Chia làm 4 đoạn

  • Đoạn 1. Từ đầu..."nằm đấy: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
 
  • Nguồn gốc ra đời
    • Bà mẹ dẫm lên vềt chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai
    • Ba năm Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đó ⇒ kỳ lạ
  •  
  • Câu nói đầu tiên
    • Gióng nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào để nói chuyện
    • Câu nói đầu tiên với sứ giả là lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. Chi tiết kỳ lạ, nhưng hàm chứa 1 sự thật rằng ở một đất nước luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa thì nhu cầu đánh giặc cũng luôn thường trực từ tuổi trẻ thơ, đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc
  • Đoạn 2. Tiếp theo..."cứu nước": Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
  • Gióng ăn khỏe, bao nhiêu cũng không đủ
  • Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng. Lớn bổng dậy gấp trăm ngàn lần, chứng tỏ nhiều điều :
    • Sức sống mãnh liệt, kỳ diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn
    • Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị
    • Đó cũng là sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi tổ quốc bị đe dọa.

→ Chỉ có nhân vật của truyền thuyết thần thoại mới có sự tưởng tượng kỳ diệu như vậy.

  • Đoạn 3: Tiếp theo..."lên trời": Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
  • Đoạn kể, tả cảnh Gióng đánh giặc thật hào hứng. Gióng đã cùng dân đánh giặc, chủ động tìm giặc mà đánh

→ Chi tiết này rất có ý nghĩa: Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả vũ khí tự tạo bên đường. Trên đất nước này, cây tre đằng ngà, ngọn tầm vông cũng có thể thành vũ khí đánh giặc

  • Cảnh giặc thua thảm hại
  • Cả nước mừng vui, chào đón chiến thắng
  • Cách kể, tả của dân gian thật gọn gàng, rõ ràng, nhanh gọn mà cuốn hút.
  • Đoạn 4. Còn lại: Gióng bay về trời
  • Gióng bay lên trời từ đỉnh Sóc Sơn
    • Ra đời phi thường à ra đi cũng phi thường
    • Chứng tỏ Gióng đánh giặc là tự nguyện không gợn chút công danh. Gióng là con của thần thì nhất định phải về trời....

→ Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng

⇒ Thánh Gióng trở về cõi vô biên bất tử.

2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình...
Đọc tiếp

2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.

1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?

2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?

4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”.

5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?

2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn.

5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống?

2.3. Văn bản “Thạch Sanh”.

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?

2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.

4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.

5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.

6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công? 2.4. Văn bản “Em bé thông minh”.

1. Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong truyện “Em bé thông minh”, mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố?

3. Theo em, cách giải đố trong truyện “Em bé thông minh” cho thấy điều gì về nhân vật em bé?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”.

5. Qua văn bản “Em bé thông minh” Hãy chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố kinh nghiệm dân gian trong đời sống?

2.5. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.

1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

3. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? (Hay bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”).

4. Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

5. Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy tìm một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”.

1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và cách phán về voi trong truyện “Thầy bói xem voi”?

3. Trong truyện “Thầy bói xem voi”, thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

4. Truyện “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì trong cuộc sống?

5. Từ truyện “Thầy bói xem voi”, em hãy chỉ ra những hậu quả của cách đánh giá “Thầy bói xem voi” trong cuộc sống.

2.7. Văn bản “Treo biển”.

1. Văn bản “Treo biển” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Nội dung tấm biển trong truyện “Treo biển” có mấy yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố?

3. Trong truyện “Treo biển”, có những ai đã góp ý về cái biển của cửa hàng bán cá? Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng có hành động gì?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển”?

5. Qua văn bản “Treo biển” em rút ra được bài học nào cho bản thân?

2.8. Văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.

1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, vị Thái y lệnh là người như thế nào?

3. Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất trong những hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?

4. Bài học được rút ra cho những người làm nghề y học hôm nay và mai sau là gì qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?

5. Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” gợi cho em những suy nghĩ gì?

7
1 tháng 1 2021

các giúp tất cả các hỏi này nhé, đễ thứ 2 mình thi khocroi

1 tháng 1 2021

batngo

2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình...
Đọc tiếp

2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.

1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?

2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?

4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”.

5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?

2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn.

5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống?

2.3. Văn bản “Thạch Sanh”.

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?

2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.

4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.

5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.

6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công? 

0
7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

6 tháng 11 2023

- Thánh Giongs là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan điểm của nhân dân . Giongs là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc

- Truyện phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông cha ta trong thời đại Vua Hùng

30 tháng 11 2023

- Nội dung phần (1): Bác yêu cầu được mượn cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

- Nội dung phần (2): Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

- Nội dung phần (3): 14 giờ ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

30 tháng 11 2023

- Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.

- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.

- Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.