K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

I. Mở bài
Hiện nay môi trương của chúng ta đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng .đây là một hiện tương phổ biên trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.
II. Thân bài
Hiện tượng này cố thể bắt gặp ở khắp mọi nơi.aa đường hoặc những nơi công cộng. . Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Dây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: làm ô nhiễm môi trường , ô nhiêm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy...và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên ko cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên ko câà áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiên tôn nghiêm. Do nhiều ngươi ko ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cân kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trương, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trưòng học, tuyên truyền về tác hại vủa việc vứt rác bữa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trưòng để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
III. Kết bài
Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trương là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.

24 tháng 1 2018

hiện tượng vứt rác bừa bãi hiện nay Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đươc biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng. Nhìn vào bức ảnh này chúng ta có suy nghĩ gì? Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi: “Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này. Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của co người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè abjn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khachs quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác. Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo. Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

21 tháng 4 2021

Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.

Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. 

Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.

Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.

Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. 

Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc. 

Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

 Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.

12 tháng 9 2021

adu tân ơi

12 tháng 9 2021

j em:)

 

10 tháng 10

   Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

    Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội.

    Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/module-gvpt-12-phoi-hop-giua-nha-truong-gia-dinh-va-xa-hoi-de-thuc-hien-hoat-dong-day-hoc-cho-hoc-sinh-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong