Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm
- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại
- " Ông nói gà, bà nói vịt" câu thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại không thống nhất, mỗi người nói một vấn đề khác nhau dẫn đến tình trạng lệch lạc khi giao tiếp.
- Qua đó có thể rút ra bài học: Khi giao tiếp cần nói đúng vào chủ đề giao tiếp, tránh nói lạc đề.
+ Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau.
+ - Qua đó, khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Tham khảo!
- Phương châm quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
“Ông nói gà, bà nói vịt” có nghĩa là hai người đang nói chuyện với nhau nhưng mỗi người hướng đến một chủ đề khác nhau. Bởi vậy vi phạm phương châm quan hệ.
a, - Dây cà ra dây muống – nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm
- Lúng búng như ngậm hột thị - nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch
- Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận
→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
b, Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
- Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói
- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn
Ví dụ:
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác
+ Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy
→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm
Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất
Mục đích: tạo niềm tin, nghị lực cho người bệnh.
- Để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó
1. Ông nói sấm, bà nói chớp: nói trường hợp hai người đối thoại mỗi người nói một đằng, không ăn nhập với nhau, do không hiểu nhau.
=> phương châm quan hệ
2. Đi thưa, về trình: là một câu thành ngữ nói về việc cần có thái độ lễ phép trong giao tiếp đối với người lớn tuổi hơn (nghĩa hẹp hơn chỉ việc cần phải biết lễ phép, xin phép người lớn trong gia đình khi đi ra ngoài hay về nhà)
=> phương châm lịch sự
Tham khảo
a ) Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.
b) Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.
c ) Ăn không nói có: bịa đặt, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin vào mục đích là để vu khống, đặt điều cho người khác
d ) Hứa hươu hứa vượn: lời hứa hẹn, thề thốt rất nhiều nhưng lại không thực hiện được
Chỉ hiện tượng không thống nhât, không hiểu ý của người khác dẫn đến tình trạng lệch lạc khi giao tiếp và không vào được vấn đề cùng quan tâm. Đó là phương châm quan hệ trong hội thoại.
Mong là sẽ đúng!
#Tham khảo
- Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại: Mỗi người nói một đằng, không khớp, không hiểu nhau.
- Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy, mọi người sẽ không giao tiếp được.